Tất cả chuyên mục
Long An|
30°C
/ 27°C - 33°C
Thứ Bảy, 18/01/2025 09:09 (GMT +7)
Nhiều giải pháp giúp trẻ điếc sẵn sàng đến trường
Thứ 6, 24/06/2016 | 00:00:00 [GMT +7] A A
Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam vừa phối hợp với Bộ GD – ĐT, Quỹ Phát triển xã hội Nhật Bản, Tổ chức Quan tâm thế giới tổ chức Hội thảo tổng kết Dự án “Giáo dục trẻ điếc trước tuổi đến trường”
Dự án “Giáo dục trẻ điếc tuổi đến trường” (IDEO) được triển khai tại 4 tỉnh thành: Hà Nội, Thái Nguyên, Quảng Bình và thành phố Hà Nội từ năm 2011 đến 2016. Hầu hết trẻ điếc chủ yếu đến từ nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn, không có cơ hội tiếp cận với những dịch vụ hiện tại dành cho trẻ điếc.
Thứ trưởng Bộ GD – ĐT Nguyễn Thị Nghĩa phát biểu tại hội thảo tổng kết dự án. Ảnh: Lưu Trinh. |
Với nguyên tắc chủ đạo là phương pháp tiếp cận có sự tham gia của người hưởng lợi và cộng đồng, hướng đến mục tiêu xây dựng mô hình nhóm hỗ trợ gia đình thân thiện với trẻ, tạo cho trẻ có cơ hội phát triển toàn diện nhất thông qua những hiểu biết trẻ tiếp nhận được trong môi trường ngôn ngữ của trẻ, năm năm trôi qua, dự án đã giúp cho 255 trẻ điếc dưới 6 tuổi được học ngôn ngữ kí hiệu cũng với những kiến thức cơ bản về thế giới xung quanh qua những bài học cá nhân tại nhà và theo nhóm tại các trường và trung tâm; hỗ trợ được 45 trẻ điếc từ 5 -7 tuổi được tham gia các lớp 1 thí điểm do giáo viên người điếc và giáo viên nghe phối hợp giảng dạy.
Dự án cũng đào tạo ra hàng trăm hướng dẫn viên điếc, phiên dịch viên ngôn ngữ kí hiệu và giáo viên là người nghe về phương thức giáo dục sử dụng ngôn ngữ kí hiệu. Qua dự án nhiều các Câu lạc bộ người điếc trên khắp đất nước đã được tập huấn về năng lực lãnh đạo, xây dựng năng lực để dẫn dắt và phát triển câu lạc bộ một cách hiệu quả trong tương lai.
Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bà Nguyễn Thị Nghĩa: “Dự án IDEO không chỉ mở ra một hướng tiếp cận giáo dục mới “Ngôn ngữ kí hiệu” phù hợp nhu cầu và khả năng của trẻ điếc mà còn thúc đẩy sự tham gia của các cơ sở giáo dục và các tổ chức liên quan góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ điếc ở Việt Nam”.
Bên cạnh đó, dự án đã triển khai một Website tương tác http://ideo.org.vn để cung cấp các video học ngôn ngữ kí hiệu trực tuyến, từ vựng Ngôn ngữ kí hiệu, trò chơi và các sản phẩm giáo dục khác cho trẻ Điếc và gia đình trẻ, giáo viên dạy trẻ và cộng đồng xung quanh trẻ. Các hoạt động truyền thông và sự kiện cộng đồng, đặc biệt là chương trình “ 5 kí hiệu ngôn ngữ mỗi ngày” phát song trên kênh truyền hình Quốc gia về giáo dục VTV7 đã đăng lại trên website của dự án để xã hội có thể hiểu rõ hơn về giáo dục trẻ điếc và văn hóa điếc.
Theo số liệu được đưa ra tại hội thảo, dự án được Quỹ phát triển Xã hội Nhật Bản tài trợ khoảng 2,8 triệu đô la Mỹ, cùng 130.000 đô la Mỹ từ Chính phủ Việt Nam.
Ý kiến ()