Tất cả chuyên mục

Theo số liệu từ ngành Nông nghiệp và Môi trường, tổng lượng phụ phẩm nông nghiệp thải bỏ trên địa bàn tỉnh hiện nay khoảng 150.000 tấn/năm. Do đặc thù sản xuất ở địa phương còn mang tính nhỏ lẻ, phân tán nên việc thu gom, phân loại và tái chế gặp khó khăn.
Hầu hết các phụ phẩm nông nghiệp như rơm, rạ, tro, trấu, vỏ, củ quả… được tận dụng một phần để làm phân bón, chất đốt, một số được chôn lấp. Riêng rơm rạ, những năm gần đây được cuộn lại, sử dụng cho hoạt động chăn nuôi, trồng trọt nên góp phần tăng thu nhập và giảm dần biện pháp đốt lấy tro.
Đối với chất thải nguy hại từ nông nghiệp, bao gồm bao bì, chai lọ hóa chất bảo vệ thực vật, công tác thu gom, lưu giữ và xử lý được nhiều địa phương tổ chức thực hiện. Trong đó, các tổ chức chính trị - xã hội như Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Đoàn thanh niên triển khai mô hình vận động người dân thu gom, bỏ vỏ chai thuốc bảo vệ thực vật vào các thùng chứa. Tuy nhiên, các địa phương chỉ mới thu gom, còn hạn chế trong khâu xử lý do chưa có nguồn kinh phí.
Thanh Thủy – Đức Cảnh
Ý kiến ()