Tất cả chuyên mục

Ngày 24/11, Bộ Lao động Thương binh Xã hội (LĐTBXH) đã tổ chức hội thảo “Góp ý xây dựng chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2016-2020”.
Bà Đào Hồng Lan, Thứ trưởng Bộ LĐTBXH cho biết chương trình phòng chống tai nạn, thương tích trẻ em cần được làm thường xuyên với sự vào cuộc của các cấp chính quyền, ban ngành hữu quan.
Trong khi đó, tỷ lệ thương tích nhưng không tử vong vẫn chiếm chiếm tỷ lệ 1.220/100.000 dân với các tai nạn chính do bỏng, ngã, tai nạn giao thông. Tỷ lệ lệ thương tích nhưng không tử vong xảy ra tại nhà chiếm 60%, cộng đồng 30% và tại nhà trường 10%. “Do đó với thương tích không tử vong cần đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn nâng cao kỹ năng thành viên; đồng thời phải có những tiêu chí xây dựng cụ thể phù hợp với cuộc sống đô thị hiện nay”, ông Phạm Việt Cường cho biết.Bà Đào Hồng Lan, Thứ trưởng Bộ LĐTBXH cho biết: Trẻ em Việt Nam mắc và tử vong do tai nạn thương tích vẫn còn rất cao, nhất là đuối nước và tai nạn giao thông. Do đó, để giảm tai nạn thương tích cần có chương trình dài hơi, liên tục và sự vào cuộc các các cấp, các ngành, địa phương, cũng như có sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế. Bộ LĐTBXH đang xây dựng chương trình phòng chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2016-2020 để lấy ý kiến bộ ngành, địa phương trước khi trình Thủ tướng Chính phủ tháng 12 tới, với mục tiêu giảm 10% số trẻ em bị tử vong do đuối nước, tai nạn giao thông. Đồng thời xây dựng và nhân rộng mô hình gia đình, nhà trường cộng đồng an toàn.
Ý kiến ()