Thứ Bảy, 08/02/2025 12:49 (GMT +7)

Những sáng kiến mang thương hiệu “Bộ đội”

Thứ 3, 07/08/2018 | 09:53:00 [GMT +7] A  A

Sáng kiến, cải tiến mô hình kỹ thuật đã trở thành phong trào thi đua sôi nổi trong LLVT và phát huy được tính sáng tạo, cống hiến của cán bộ, chiến sĩ, nhất là những cán bộ trẻ. Hàng năm, mỗi địa phương, đơn vị có từ 2-3 mô hình sáng kiến sát thực tế, góp phần tiết kiệm kinh phí, nhân lực và đưa nhiệm vụ học tập, huấn luyện SSCĐ đạt kết quả cao. Mỗi mô hình, mỗi sáng kiến, cải tiến năm sau chất lượng cao hơn năm trước, phục vụ tốt nhiệm vụ, mang ứng dụng công nghệ thông tin, làm chủ phương tiện vũ khí, khí tài có trong biên chế.

Dụng cụ tháo lắp bầu lọc dầu nhờn trên xe thiết giáp BRT-152 của đại úy Lê Xuân Phúc

Vốn là thợ kỹ thuật bảo dưỡng xe máy quân sự và được đào tạo chính quy trường sĩ quan Kỹ thuật Quân sự, đại úy Lê Xuân Phúc – đại đội trưởng đại đội Thiết Giáp – Phòng Tham mưu – Bộ CHQS tỉnh Long An đã sáng kiến dụng cụ tháo lắp bầu lọc dầu nhờn trên xe thiết giáp BRT-152 đưa vào sử dụng hiệu quả. Nếu như trước kia mỗi khi đơn vị bảo dưỡng tháo lắp bộ phận lọc dầu xe phải sử dụng hai cán bộ, chiến sĩ và rất vất vả từ khâu chuẩn bị đến khâu thực hiện. Các chiến sĩ phải sử dụng thiết bị nặng đến 100kg, vận hành xa và nặng nhọc. Nhưng khi sáng kiến đã tích hợp giữa bàn bảo dưỡng và bàn sửa chữa vào thành một dụng cụ gọn nhẹ, thiết kế khoa học, di chuyển tiện lợi và chỉ cần một người thực hiện. Cũng gần ấy thời gian nhưng sáng kiến này đã giúp đơn vị Thiết Giáp đã giải phóng được sức lao động, thực hiện tốt công tác bảo dưỡng xe sẳn sàng cơ động thực hiện nhiệm vụ SSCĐ trong mọi tình huống. Cũng chính áp dụng mô hình sáng kiến này mà trong hội thi tăng thiết giáp toàn Quân khu năm 2017 đơn vị Long An đã đạt thành tích cao.

Xuất phát từ tính thực tiển của sáng kiến, đại úy Lê Xuân Phúc đã mạnh dạn gửi mô hình tham gia hội thi sáng cải tiến kỹ thuật 2018 do Bộ CHQS tỉnh phối hợp với Sở Khoa học & Công nghệ tổ chức. Ban giám khảo đánh giá cao tính sáng tạo, kỹ thuật tốt và ứng dụng thực tế của mô hình. Dụng cụ tháo lắp bầu lọc dầu nhờn trên xe thiết giáp BRT-152 đã vượt qua 50 sáng kiến, giành giải nhất trong hội thi. Trao đổi với chúng tôi vì sao có ý tưởng sáng kiến này, đại úy Lê Xuân Phúc chia sẽ: Là chỉ huy khi thấy chiến sĩ đơn vị mình lao động nặng nhọc đã thôi thúc tôi quyết tâm tìm ra sáng kiến này. Và khi đưa vào thực hiện nhiệm vụ ở đơn vị thành công, tôi đã mạnh dạn đưa sáng kiến dự thi với mong muốn nhận được sự góp ý của những người có chuyên môn để tiếp tục hoàn thiện mô hình.

Để khai thác hiệu quả và phát huy đầy đủ tính năng, kỹ thuật của các loại vũ khí trang bị kỹ thuât, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ SSCĐ, công tác bảo đảm kỹ thuật, duy trì hệ số đồng bộ, hệ số kỹ thuật ở mức cao nhất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Xuất phát từ thực tế, thiếu tá Trần Đức Mẫn và hạ sĩ Trần Xuân Vĩnh Ban CHQS huyện Cần Đước miệt mài nghiên cứu sáng kiến mô hình camera, một sản phẩm của công nghệ thông tin, giúp hỗ trợ đánh giá tình trạng kỹ thuật của các loại vũ khí có trong biên chế. Đây cũng là sáng kiến đạt giải nhì hội thi và được đánh giá tốt về mặt kỹ thuật sáng tạo và ứng dụng tốt công nghệ.

Từ Camera nay giúp cán bộ kỹ thuật đánh giá phân loại tốt trang bị vụ khí và xe máy quân sự

Từ đầu camera hai thầy trò Đức Mẫn và Xuân Vĩnh đã đấu kết dây dẫn điện với thiết kế phần mềm giúp người làm công tác chuyên môn kiểm soát, quản lý, quan sát chỉ số kỹ thuật của trang bị vũ khí được thể hiện trực tiếp lên màn hình máy tính, hoặc màn hình điện thoại di động. Camera này đi sâu vào kiểm soát tốt các loại súng AK, súng K54 và các trang bị vũ khí có cấu tạo phức tạp khác. Đặc tính không thấm nước, chịu nhiệt cao nên mô hình rất phù hợp trong mọi điều kiện huấn luyện, địa hình, thời tiết. Có sáng kiến này sẽ thay thế cho việc nhân viên kỹ thuật phải đánh giá, phân loại chất lượng kỹ thuật trang bị vũ khí bằng trực quan, bằng mắt, giờ bằng camera “nội soi” từng chi tiết nhỏ như bụi bẩn, độ trầy sướt…

Ngoài ra, trong bảo dưỡng xe ô tô, xe máy quân sự, nhân viên kỹ thuật không cần phải tháo mở hết máy móc mà chỉ cần dùng thiết bị này len lõi sâu bên trong sẽ thấy được sự hư hỏng hay xuống cấp. Thiếu tá Trần Đức Mẫn cho biết thêm: Tính năng của sáng kiến này được áp dụng trong công tác kỹ thuật là chủ yếu, được thiết kế nhỏ, gọn. Trong quá trình thực hiện, ngoài quan sát còn có thể chụp ảnh ghi lại những lỗi kỹ thực cần thiết để đánh giá phân loại chất lượng vũ khí trang bị chính xác nhất.

Thiết bị hỗ trợ huấn luyện bơi phát huy hiệu quả trong huấn luyện chiến sĩ mới

Còn đối với sáng kiến thiết bị hỗ trợ bơi của thượng úy Phạm Duy Hiếu – Ban CHQS huyện Bến Lức là một ý tưởng mới rất cần thiết trong huấn luyện bơi cho chiến sĩ mới hiện nay. Từ mô hình trên cạn này, chiến sĩ chưa biết bơi có thể tập thuần thục các động tác bơi với mọi tư thế. Đặc biệt còn giúp chiến sĩ tập thở khi tiếp xúc lâu trong môi trường nước. Ngoài ra, còn là điều kiện tốt để đơn vị huấn luyện vận động viên môn bơi vũ trang, tham gia hội thao đạt kết quả tốt nhất.

Sáng kiến giảng dạy chính trị dùng để xử lý tốt trong trường hợp không có điện

Với mô hình giảng dạy chính trị bằng công nghệ “4.0” của đại úy Nguyễn Quốc Thịnh -Trợ lý Chính trị Ban CHQS huyện Tân Trụ cũng thật sự gây ấn tượng trong việc ứng dụng công nghệ. Tất cả bài giảng bằng phương pháp trình chiếu của anh được đưa trên trang giấy cuộn thể hiện rất sinh động, phong phú, dễ hiểu. Vì sao có ý tưởng này ? Quốc Thịnh chia sẻ: Để huấn luyện lực lượng DBĐV, huấn luyện chiến sĩ ở những địa điểm không có điện hay những lúc cúp điện thì phương pháp này là tối ưu nhất. Đặc điểm nhỏ, gọn, vận chuyển tiện lợi, hình ảnh minh họa sinh động giống như trình chiếu, giúp cho công tác giảng dạy chính trị đạt hiệu quả tốt trong mọi điều kiện, tình huống.

Thùy Trang

 

 

 

 

 

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Guest
Đang tải dữ liệu