Thứ Năm, 09/01/2025 16:54 (GMT +7)

Phát triển nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao, kết hợp thương mại, Logistics và du lịch sinh thái

Thứ 5, 24/08/2023 | 10:42:26 [GMT +7] A  A

Xuất phát điểm là một tỉnh thuần nông, với diện tích đất sản xuất nông nghiệp khoảng 300.000 hecta, Long An đã có những bước đột phá trong quá trình công nghiệp hóa, đồng thời xác định nông nghiệp là “bệ đỡ” của nền kinh tế tỉnh với một số cây trồng, vật nuôi chủ lực như: lúa, rau, thanh long, chanh, gia súc, gia cầm và thủy sản.

Nhiều sản phẩm nông nghiệp chủ lực của Long An đã có mặt tại các thị trường khó tính

Lãnh đạo tỉnh Long An tập trung chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ các giải pháp nhằm triển khai hiệu quả Chương trình Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tạo bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp, góp phần từng bước chuẩn hóa vùng nguyên liệu, hình thành các chuỗi giá trị trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản sạch, an toàn. Thời gian qua, lĩnh vực nông nghiệp có sự tăng trưởng vượt bậc, nhiều sản phẩm chủ lực của tỉnh như chuối, chanh, thanh long, lúa gạo,... đã xuất khẩu sang Mỹ, Úc, Châu Âu, Hàn Quốc, Nhật, Trung Quốc...

Quy hoạch vùng Đồng bằng Sông Cửu Long thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 khẳng định phát triển nông nghiệp là thế mạnh và cũng là sứ mệnh của vùng, tập trung sản phẩm chiến lược với 3 trọng tâm: thủy sản, trái cây và lúa gạo theo hướng tăng trưởng tỷ trọng thủy sản, trái cây và giảm tỷ trọng lúa gạo.

Phát triển nông nghiệp hàng hóa gắn với thương mại, Logistics

Cùng với các tỉnh trong vùng, hướng tới, Long An phát triển nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao, kết hợp thương mại, dịch vụ Logistics, du lịch sinh thái; công nghiệp trọng tâm là công nghiệp chế biến, nâng cao giá trị và sức cạnh tranh sản phẩm nông nghiệp.

Thanh Thủy – Xuân Quốc

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Guest
Đang tải dữ liệu