Tất cả chuyên mục
Long An|
30°C
/ 27°C - 33°C
Thứ Tư, 25/12/2024 20:30 (GMT +7)
Phong tục đưa ông Táo về trời – Nét đẹp trong văn hóa người Việt
Thứ 4, 26/01/2022 | 17:11:00 [GMT +7] A A
Ngày 23 tháng chạp, khi mà không khí của ngày Tết cổ truyền đang đến rất gần thì khắp nơi trên đất nước, mọi người đang tất bật chuẩn bị đồ lễ cúng tiễn ông Công ông Táo về trời để báo cáo với Ngọc Hoàng về chuyện làm ăn của gia đình trong năm và cầu mong một năm mới có nhiều điều may mắn.
Sáng nay, không khí ở các chợ trên địa bàn TPTA nhộn nhịp hẳn lên. Từ sớm các sạp bán hoa, trái cây, chè và các mặt hàng vàng mã, cá chép, mũ áo đã được các tiểu thương chuẩn bị sẵn sàng phục vụ người mua. Tuy nhiên sức mua có vẻ trầm lắng hơn so với mọi năm.
Dù thắt chặt chi tiêu nhưng người dân cũng tranh thủ tìm mua những đồ lễ cần thiết cho ngày đưa ông Công, ông Táo.
Nghi lễ cúng ông Công, ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp không cần phải tổ chức cầu kỳ nhưng phải trang trọng, chu đáo, thể hiện được tấm lòng của gia chủ, mỗi vùng miền sẽ có những nghi thức và lễ vật cúng khác nhau. Thông thường, bên cạnh nhang đèn, giấy tiền, hoa tươi, mâm ngũ quả còn có mâm lễ mặn với đầy đủ xôi, gà, chả… gởi theo đó là kỳ vọng của gia chủ về một năm mới may mắn, phát đạt.
Đưa ông Công, ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp là nét văn hoá đặc sắc trong đời sống văn hoá tâm linh cuả người Việt Nam. Người Việt tin rằng, vào ngày này, Táo Quân sẽ cưỡi cá chép về trời để trình báo với Ngọc Hoàng về đời sống, việc làm trong 1 năm của gia chủ. Bởi thế, trong mâm lễ vật, nhất định không thể thiếu cá chép. Sau khi cúng bái, các gia đình đem cá ra sông hay ra ao hồ để phóng sinh.
Đưa ông Công, ông Táo là sự kiện đầu tiên báo hiệu Tết đã đến thật gần./.
Q.Quyên – Bảo Phúc
Ý kiến ()