Chủ Nhật, 29/12/2024 07:31 (GMT +7)

Sức sống đờn ca tài tử

Thứ 3, 16/02/2016 | 00:00:00 [GMT +7] A  A

Đờn ca tài tử Nam Bộ là một dòng nhạc dân tộc của Việt Nam, đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể, có phạm vi ảnh hưởng lớn ở 21 tỉnh, thành phía Nam.

Đờn ca tài tử hình thành và phát triển từ cuối thế kỷ 19 và là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng Nam Bộ. Đây là một loại hình nghệ thuật của đàn và ca, do những người bình dân, thanh niên nam nữ nông thôn Nam Bộ hát ca sau những giờ lao động. Đồng thời nó cũng là loại hình diễn tấu có ban nhạc gồm 4 loại là: Đàn kìm, đàn cò, đàn tranh và đàn bầu (gọi là tứ tuyệt), sau này, có cách tân bằng cách thay thế độc huyền cầm bằng cây guitar phím lõm.
Loại âm nhạc này đúng ra là một loại nhạc thính phòng thường trình diễn trong phạm vi không gian tương đối nhỏ như trong gia đình, tại đám cưới, đám giỗ, sinh nhật, trong các lễ hội, sau khi thu hoạch mùa vụ, thường được biểu diễn vào những đêm trăng sáng ở xóm làng.

Đờn ca tài tử được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể.

Các nghệ nhân của CLB đờn ca tài tử xã Hiệp Thành, TP Bạc Liêu, truyền dạy nghề cho các thành viên mới trong câu lạc bộ.

Đàn tranh là một trong bốn nhạc cụ không thể thiếu trong đờn ca tài tử.

Nghệ nhân đàn bầu Lý Văn tới, ấp 3 Gành Hào, truyền dạy cho thế hệ sau.

Một buổi sinh hoạt của CLB Đờn ca tài tử xã Hiệp Thành, TP Bạc Liêu.

“Sàn diễn” đờn ca tài tử có thể dưới bóng mát của cây, trên thuyền hoặc trong đêm trăng sáng.

Khu nhà tưởng niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu.

Bài và ảnh: Vũ Minh Đức- TTXVN

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Guest
Đang tải dữ liệu