Thứ Bảy, 11/01/2025 14:03 (GMT +7)

Tân Hưng: Nhọc nhằn mưu sinh cùng cây gỗ tràm

Thứ 2, 29/08/2022 | 10:04:53 [GMT +7] A  A

Về Tân Hưng vào những này này, dọc theo các tuyến kênh 79, chúng ta sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh nhiều đống gỗ tràm được người dân thu hoạch tập kết về đây. Để có được những cây gỗ tràm thành phẩm được cắt tỉa lá cành, cắt thành khúc gọn gàng thì người dân đã phải rất vất vả, trầm mình dưới nước để chuyển gỗ lên xuồng rồi chất thành đống lớn chờ ghe đến vận chuyển đi tiêu thụ.

Gỗ tràm được tập kết thành đống lớn ven hai bờ kênh 79

Được biết tổng diện tích rừng tràm trên toàn huyện là gần 1741 héc ta , trong đó vùng trồng tràm kinh tế là gần 740 hécta, đến nay đã thu hoạch được 64 héc ta. Gia đình Chị Nguyễn Thị Thúy Hằng cùng chồng đã đi thu hoạch tràm hơn 10 năm, đây là công việc làm thuê nhưng đã đem lại cho gia đình chị cuộc sống ổn định, nhưng đổi lại làm công việc này mất rất nhiều sức khỏe vì phải khuân vác cây gỗ nặng và tiếp xúc với nước trong thời gian dài.

Gỗ tràm được vận chuyển bằng xuồng đến nơi tập kết sau khi thu hoạch xong

Thu hoạch 1 công đất tràm chị sẽ nhận được từ 2 triệu 5 trăm ngàn đồng đến 2 triệu 9 trăm ngàn đồng tùy thuộc vào cây lớn hay nhỏ. Mỗi công thu hoạch từ 4 đến 6 ngày. Dù biết làm việc trong điều kiện trời nắng mưa, nặng nhọc như chị vẫn cố gắng làm để nuôi gia đình, chăm lo cho các con ăn học đến nơi đến chốn.

Gia đình chị Nguyễn Thị Thúy Hằng tất bật chuyển gỗ tràm lên bờ

Còn đối với anh Lê Thanh Vinh anh làm nghề chở thuê 12 năm nay, gia đình anh có chiếc ghe 20 tấn, mỗi khi gỗ tràm thu hoạch xong anh cùng các thành viên trong gia đình lại tất bật với công việc vận chuyển gỗ lên ghe, sắp xếp ngăn nắp rồi vận chuyển đi đến tận huyện Đức Hòa để giao cho công ty chế biến gỗ tràm. Mỗi chuyến đi anh mất 12 tiếng đồng hồ để tới nơi, trừ các chi phí xăng dầu, trả công cho người làm cũng có lợi nhuận từ 1 đến 2 triệu đồng đủ để trang trải trong cuộc sống.

Gia đình anh Lê Thanh Vinh sắp xếp gỗ để vận chuyển lên ghe đi tiêu thụ

Gỗ cây tràm là loại gỗ rất tốt, được người dân các tỉnh miền Tây sử dụng để làm các sản phẩm nội thất, cột kèo, chiết tinh dầu tràm…, được bán khắp nơi trong nước và xuất khẩu. Vào mùa nước nổi một số bà con tận dụng thời gian nông nhàn để nhận việc thu hoạch tràm, kiếm thêm nguồn thu nhập ổn định cuộc sống.  

Duy Phước – Tấn Đạt

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Guest
Đang tải dữ liệu