Tất cả chuyên mục
Long An|
30°C
/ 27°C - 33°C
Thứ Tư, 25/12/2024 00:26 (GMT +7)
Tân Hưng: những mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, mang lại thu nhập ổn định
Thứ 6, 10/12/2021 | 16:07:00 [GMT +7] A A
Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, góp phần nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống do Hội nông dân các cấp trên địa bàn huyện Tân Hưng phát động, thời gian qua, nhiều nông dân xã Vĩnh Châu A đã mạnh dạn đầu tư mua cây, con giống phù hợp để nuôi, trồng và bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực, thu nhập từ 3 đến 5 triệu đồng mỗi tháng.
Tận dụng diện 1 ngàn 500 mét vuông đất quanh nhà và được sự hỗ trợ nguồn vốn vay từ Phòng gia dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Tân Hưng. Vào tháng 6/2020, anh Huỳnh Trọng Hữu, ấp Vĩnh Nguyện xã Vĩnh Châu A đã lên líp, đầu tư hệ thống tưới tự động và mua 300 gốc ổi RuBy ruột đỏ về trồng. Nhờ tích cực chăm sóc, bón phân và chủ động phòng trừ sâu bệnh nên ổi phát triển tốt và cho hoa, trái khá nhiều. Được biết, chỉ sau 9 tháng vườn ổi của anh Hữu đã bắt đầu thu hoạch đợt đầu tiên. Theo anh Hữu, nếu chăm sóc tốt thì ổi có thể thu hoạch hàng tháng và năng suất vẫn đảm bảo.
Anh Huỳnh Trọng Hữu cho biết: Nhờ Ngân hàng chính sách xã hội huyện Tân Hưng xét cho tôi vay 50 triệu, tôi mới có thể chuyển đổi sang trồng mô hình ổi RuBy này. Cây ổi này cũng dễ trồng, ít sâu bệnh mà trái lại to, vị ngọt thanh nên rất dễ bán. Hàng tháng đều cho thu hoạch, mỗi đợt cũng được 300 kg, giá mỗi kg là 10 ngàn đồng, lợi nhuận mỗi tháng cũng được 3 triệu đồng, nhờ vậy mà cuộc sống gia đình ổn định hơn trước.
Ngoài cây ổi, nông dân xã Vĩnh Châu A còn phát triển mô hình nuôi ếch thương phẩm cho hiệu quả kinh tế khá cao. Anh Nguyễn Văn Bàng cùng ngụ ấp Vĩnh Nguyện cho biết: Do nắm biết kỹ thuật ương ếch giống tại nhà nên đầu năm 2020, anh đã mạnh dạn đầu tư làm 15 vèo để nuôi ếch thương phẩm. Nhờ áp dụng đồng bộ các kỹ thuật nuôi ếch thông qua các lớp tập huấn do địa phương tổ chức và nuôi xen kẻ nhiều lứa ếch với nhau nên đã giúp hạn chế tối đa tình trạng ếch bị bệnh và thời gian xuất bán cũng được liên lục. Theo anh Bàng, cứ sau 2 tháng là anh cho xuất bán một đợt với số lượng từ 4 đến 5 tấn, giá bán dao động từ 27 đến 28 ngàn đồng/kg, trừ chi phí thì sau mỗi đợt bán như vậy, anh thu lợi nhuận trên dưới 10 triệu đồng. Hiện tại, anh còn gần 5 tấn ếch thịt chuẩn bị cho xuất bán. Được biết, thời gian gần đây giá ếch có tăng lên đôi chút nên anh Bàng hy rất hy vọng vào đợt ếch lần này.
Anh Nguyễn Văn Bàng nói: Tôi nuôi ếch cũng được 2 năm nay rồi và lúc đó Ngân hàng chính sách xã hội huyện Tân Hưng có cho tôi vay 50 triệu đồng để đầu tư, phát triển mô hình. Trung bình cứ 2 tháng là xuất bán 1 lần với số lượng từ 4 đến năm tấn. Thời gian trước, giá ếch trung bình khoảng 27 đến 28 ngàn/kg, trừ chi phí tôi thu lợi nhuận gần 5 triệu đồng/tháng. Dự kiến khoảng 20 ngày nữa anh Bàng tiếp tục xuất bán đợt ếch tiếp theo với số lượng gần 5 tấn, giá hiện tại cũng đang ở mức khá cao, 43 ngàn đồng/kg, anh hy vọng giá ếch sẽ giữ ổn định ở mức này cho đến khi anh xuất bán để có được lợi nhuận cao hơn.
Nhờ mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng đồng bộ các tiến bộ khoa khọc kỹ thuật vào chăn nuôi, sản xuất mà thời gian qua trên địa bàn huyện Tân Hưng nói chung, xã Vĩnh Châu A nói riêng đã có nhiều mô hình chuyển đổi mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, giúp người dân tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.
Văn Sách
Ý kiến ()