Tất cả chuyên mục

Chỉ một thời gian ngắn, số hộ chuyển từ trồng lúa sang đào ao nuôi cá tra giống tại huyện Tân Thạnh tăng rất nhanh vì có lãi nhiều. Tính đến nay, huyện Tân Thạnh có trên 1 ngàn ha nông dân tự chuyển từ trồng lúa sang nuôi cá tra, tập trung chủ yếu ở các xã như: Tân Hòa, Bắc Hòa , Kiến Bình, Tân Ninh …
Tuy nhiên, theo nhận định của chính quyền địa phương cũng như người nuôi, nghề nuôi cá tra giống rủi ro khó lường. Người nuôi chưa được tập huấn kỹ thuật, xử lý môi trường chưa đảm bảo, nhất là việc đổ xả trực tiếp ra các kênh rạch sau khi thu hoạch hoặc khi bị dịch bệnh, ảnh hưởng đến môi trường. Đầu ra cá tra giống cũng không ổn định do phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ và tình hình nuôi cá tra thương phẩm tại các tỉnh lân cận như: Đồng Tháp, An Giang và Tiền Giang.
Bên cạnh tuyên truyền và khuyến cáo người dân, người nuôi cá cần tìm các nguồn giống uy tín, chất lượng và thông tin thị trường nhằm bảo đảm an toàn dịch bệnh, ổn định đầu ra và có giải pháp xử lý nước thải từ các ao nuôi cá. Do trong nghề nuôi trồng thủy sản, đa phần nông dân chưa đầu tư ao lắng để cấp nước vào và đưa nước ra trong thời gian nuôi, nên dể xuất hiện dịch bệnh, thời tiết mưa nắng thất thường nên dể xảy ra dịch bệnh, người nuôi cá tra bột cũng gặp không ít rủi ro.
Kim Nhạn
Ý kiến ()