Thứ Tư, 12/02/2025 23:11 (GMT +7)

Tân Thạnh triển khai được hơn 1.000 hecta lúa ứng dụng công nghệ cao

Thứ 3, 06/11/2018 | 10:48:00 [GMT +7] A  A

Sau hai năm thực hiện đề án vùng lúa ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Tân Thạnh đã triển khai được hơn 1.000 hecta. Con số này có thể là còn thấp, nhưng nếu nhìn vào thực tế sự đón nhận của người nông dân, sẽ thấy những tín hiệu rất lạc quan để huyện có thể sớm hoàn thành trên 4.000 hecta theo chỉ tiêu đến năm 2020.

Tân Thạnh là vùng trọng điểm, với diện tích trồng lúa chất lượng cao rất lớn. Đó là điều kiện thuận lợi để triển khai mô hình “phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp”.

Anh Trương Văn Vinh một nông dân làm ăn giỏi có tiếng, canh tác 4 hatec lúa ở xã Hậu Thạnh Đông, huyện Tân Thạnh. Đây được xem là vùng trọng điểm lúa không chỉ của xã mà còn của cả huyện Tân Thạnh. Từ rất lâu rồi, Anh Vinh cùng người dân vùng này vẫn cứ loay hoay chạy theo năng suất, rối mù với ma trận phân bón, thuốc trừ sâu hóa học….cốt để có được vụ mùa an toàn sau hơn ba tháng lam lũ, cho đến khi chương trình “nông nghiệp ứng công nghệ cao” được nhà nước triển khai cách nay hơn hai năm.

Tham gia đề án, anh Vinh và mọi người được hướng dẫn cách chọn giống có giá trị xuất khẩu, kháng bệnh, phù hợp với chân đất Hậu Thạnh Đông. Áp dụng công nghệ gieo sạ ít giống như cấy hoặc sạ hàng, kết hợp với bón lót phân hữu cơ thay cho phân hóa học và được chủ động nguồn nước tưới tiêu qua hệ thống bơm điện,v,v..

Tham gia đề án, mọi người được hướng dẫn cách chọn giống có giá trị xuất khẩu, kháng bệnh và phương pháp gieo sạ ít giống như cấy hoặc sạ hàng, kết hợp với bón lót phân hữu cơ thay cho phân hóa học và được chủ động nguồn nước.

Bước đầu vào làm ăn theo kiểu mới ít nhiều đã khiến người dân như anh Vinh không khỏi lo lắng, nhưng kết quả sau mỗi vụ cho thấy, năng suất lúa đạt từ 7 đến 7,5 tấn/ha, tăng gần 2 tấn/ha so với trước, lợi nhuận tăng trên 3 triệu đồng/ha. Dù là người sản xuất lúa có bề dày ở vùng này, nhưng anh Vinh vẫn không khỏi ngạc nhiên trước hiệu quả mà cách làm mới mang lại.

Ông Mai Hoàng Hiếu, P.CT UBND xã Hậu Thạnh Đông, huyện Tân Thạnh hồ hởi cho biết: “Mục tiêu của địa phương là làm sao khi kết thúc đề án ứng dụng công nghệ cao 1000 hecta mà người dân vẫn tiếp tục duy trì dù không nhận được sự đầu tư”.

Huyện Tân Thạnh có 18 mô hình vùng lúa ứng dụng công nghệ cao.

Đến nay, toàn huyện Tân Thạnh đã đưa vào sản xuất 18 mô hình vùng lúa ứng dụng công nghệ cao, có diện tích trên 1000 hecta và có 467 hộ tham gia, được quy hoạch tại các xã Hậu Thạnh Đông, Hậu Thạnh Tây, Nhơn Hòa Lập, Tân Lập, Bắc Hòa. Dù vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng đây cũng là động lực để Tân Thạnh phấn đấu đạt trên 4.000 hecta lúa ứng dụng công nghệ cao theo nghị quyết của Đại hội huyện đảng bộ khóa IX vào năm 2020.

Về vấn đề này, Ông Nguyễn Thanh Truyền, Bí thư huyện ủy huyện Tân Thạnh cho biết: “Chương trình đột phá của đại hội là chương trình NNUDCNC hiện huyện đang triển khai. Phải nói là bước đầu tạo được sự đồng thuận cao của bà con nông dân. Các cái mô hình này thì lãi so với bên ngoài là từ 3 đến 5 triệu đồng. Được bà con rất là ủng hộ”.

Tân Thạnh là huyện trọng điểm lúa, bởi ở đây có diện tích lúa chất lượng cao lớn, người dân có nhiều kinh nghiệm và nhất là sự đón nhận nhiệt tình của nông dân đối với quy trình căn bản, sản xuất lúa theo mô hình mới.

Vụ hè thu 2018, năng suất lúa đạt từ 7 – 7,5 tấn/ha, tăng gần 2 tấn/ha so với trước, lợi nhuận tăng trên 3 triệu đồng/ha

Với những gì diễn ra rất sôi nổi trên đồng ruộng Tân Thạnh, nếu quyết liệt và có có sự đồng lòng, Tân Thạnh sẽ sớm đạt chỉ tiêu nghị quyết trên 4.000 hecta lúa ứng dụng công nghệ cao, từ đó góp phần vào mục tiêu 20.000 hecta của toàn tỉnh vào năm 2020.

Võ Văn Huy

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Guest
Đang tải dữ liệu