Tất cả chuyên mục
Long An|
30°C
/ 27°C - 33°C
Thứ Hai, 20/01/2025 23:57 (GMT +7)
Tân Thạnh triển khai thực hiện đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên lệu cây ăn quả vùng Đồng Tháp Mười
Thứ 6, 03/03/2023 | 11:23:34 [GMT +7] A A
Ngày 02/3/2023, tại huyện Tân Thạnh Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn triển khai thực hiện đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên lệu cây ăn quả vùng Đồng Tháp Mười đạt chuẩn tiêu thụ trong nước và xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Long An giai đoạn 2022 - 2025. Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Long An - Hồ Thị Ngọc Lan, Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Thạnh - Lê Phước Vẹn đến dự.
Vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An là vùng đất ngập nước gồm các huyện Tân Thạnh, Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Thạnh Hóa, Đức Huệ, thị xã Kiến Tường và 7 xã phía bắc huyện Thủ Thừa và Bến Lức, với diện tích tự nhiên gần 300.000 ha, chiếm 60% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp là khoảng 248.000 ha, chiếm 78% diện tích sản xuất nông nghiệp của tỉnh.
Trong những năm gần đây một số vùng cây ăn quả đã hình thành tại vùng Đồng Tháp Mười, bước đâu đem lại hiệu quả kinh tế cao, từ các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả. Loại cây chuyển đổi chủ yếu là mít, sầu riêng, xoài, bưởi, chanh… với diện tích gần 4.100 ha, trong đó diện tích mít, xoài, sầu riệng là 2.300 ha, định hướng đến năm 2025 là 3.900 ha. Tại hội nghị các đại biểu đã tập trung thảo luận về những khó khăn, để triển thực hiện Đề án trong thời gian tới đạt kết quả cao.
Hình thành vùng sản xuất nguyên liệu vùng cây ăn quả quy mô hàng hóa tập trung, hiện đại, ứng dụng công nghệ tiên tiến trên cơ sở liên kết bền vững giữa các Hợp tác xã nông nghiệp với các Doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ, nhằm thúc đẩy nhanh, hiệu quả và bền vững quả trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp, xây dựng Nông thôn mới.
Phát biểu tại hội nghị Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Long An - Hồ Thị Ngọc Lan đề nghị các huyện sớm thành lập Ban chỉ đạo Đề án, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án tại địa phương, rà soát lại các diện tích cây ăn quả ở địa phương, chủ động liên hệ với các kỹ sư, chuyên gia về cây quả để tập huấn, chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho nông dân, tuyên truyền, vận động người dân trong vùng Đề án thành lập hợp tác xã, tăng cường truyền truyền vận động thành viên của đơn vị, người dân tham gia tổ kinh tế hợp tác, Hợp tác xã trong vùng Đề án, chủ động nguồn kinh phí để thực hiện Đề án./.
Kim Nhạn
Ý kiến ()