Tất cả chuyên mục
Long An|
30°C
/ 27°C - 33°C
Chủ Nhật, 12/01/2025 11:13 (GMT +7)
Tiến hành quy trình miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội
Thứ 4, 30/03/2016 | 00:00:00 [GMT +7] A A
Quốc hội bắt đầu tiến hành công tác nhân sự về việc miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia.
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 11, sáng 30/3, các đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế (sửa đổi) và bắt đầu kiện toàn nhân sự lãnh đạo Nhà nước.Nhất trí sửa tên Luật thành “Luật điều ước quốc tế”
Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế (sửa đổi) cho thấy đa số ý kiến đại biểu nhất trí sửa tên Luật thành “Luật điều ước quốc tế” để đảm bảo tính khái quát, dễ hiểu. Một số ý kiến khác đề nghị nên giữ tên luật như luật hiện hành để phù hợp với nội hàm điều chỉnh của Luật và không gây hiểu nhầm là luật quy định về nội dung các điều ước quốc tế. Theo đại biểu Hoàng Thanh Tùng (Sóc Trăng) tên gọi là Luật điều ước quốc tế ngắn gọn, khái quát, dễ hiểu. Tên gọi của luật theo đại biểu không cần thiết phải bao quát hết phạm vi điều chỉnh, mà quan trọng tên gọi đó phải đặc trưng và tránh gây hiểu nhầm với luật khác.
Các đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường. Ảnh: TTXVN
Vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có quan điểm theo quy định tại Điều 1 Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế hiện hành thì phạm vi điều chỉnh của Luật gồm các hoạt động ký kết, gia nhập, bảo lưu, lưu chiểu, lưu trữ, sao lục, công bố, đăng ký, thực hiện, giải thích, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế. Tên gọi của luật hiện hành tuy dài nhưng cũng chưa bao quát hết phạm vi điều chỉnh của luật. Do vậy, đề nghị Quốc hội cho sửa tên Luật thành: “Luật điều ước quốc tế” để đảm bảo tính khái quát, ngắn gọn, phù hợp với thực tiễn tên gọi các luật trong nước và pháp luật quốc tế về điều ước quốc tế.
Nhiều ý kiến nhất trí với định nghĩa điều ước quốc tế được quy định tại dự thảo Luật. Một số ý kiến cho rằng các thỏa thuận vay nợ nước ngoài nhân danh Nhà nước và Chính phủ thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này, vì có giá trị ràng buộc pháp lý quốc tế nên cần quy định cụ thể về mức độ, tiêu chuẩn khoản vay, mục đích và thẩm quyền phê duyệt đối với từng trường hợp.
Về định nghĩa điều ước quốc tế quy định tại dự thảo, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết: Định nghĩa “điều ước quốc tế” trong dự thảo Luật phù hợp với quy định tại Công ước Viên về Luật điều ước năm 1969 và thực tiễn pháp luật về điều ước quốc tế của các nước. Theo đó có hai điều kiện cơ bản để một văn kiện được thừa nhận là điều ước quốc tế: Một là văn kiện đó phải được ký kết giữa quốc gia với một chủ thể của luật quốc tế, bao gồm quốc gia, tổ chức quốc tế liên chính phủ hoặc chủ thể khác (như vùng lãnh thổ Hồng Công, Ma Cao…); hai là văn kiện đó phải tạo ra quyền và nghĩa vụ của quốc gia theo công pháp quốc tế. Theo định nghĩa “điều ước quốc tế” tại dự thảo Luật, nếu thỏa thuận vay đáp ứng được các tiêu chí của điều ước quốc tế (được ký kết với chủ thể của luật quốc tế và được điều chỉnh theo luật quốc tế như trường hợp các hiệp định vay Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)… thì do Luật điều ước quốc tế điều chỉnh; nếu được ký với các ngân hàng thương mại không nhân danh Nhà nước hay Chính phủ nước họ thì không phải là điều ước quốc tế. Thỏa thuận vay khi không được coi là điều ước quốc tế sẽ có bản chất là hợp đồng kinh tế, các quyền và nghĩa vụ của các bên trong thỏa thuận vay vẫn được tôn trọng và thực hiện đầy đủ. Điểm khác so với điều ước quốc tế là trách nhiệm đó không xác định theo luật quốc tế mà theo luật quốc gia hoặc chế tài cụ thể quy định trong hợp đồng. Quy trình ký kết thỏa thuận vay không là điều ước quốc tế do Luật quản lý nợ công điều chỉnh, do đó đề nghị Quốc hội cho giữ định nghĩa về điều ước quốc tế như dự thảo Luật.
TTXVN
Ý kiến ()