Tất cả chuyên mục
Long An|
30°C
/ 27°C - 33°C
Thứ Tư, 22/01/2025 19:56 (GMT +7)
Tiền mặt tiếp tục khẳng định vị thế vững chắc
Thứ 2, 12/03/2018 | 16:32:00 [GMT +7] A A
Tiền mặt vẫn luôn khẳng định vị thế vững chắc của mình bất chấp sự cạnh tranh gia tăng từ các công nghệ mới.
Tiền giấy mệnh giá 10 đôla Mỹ. Ảnh: THX/ TTXVN. |
Nhờ sự phát triển của công nghệ, hiện nay, ngày càng có nhiều người sử dụng các loại thẻ, điện thoại di động hoặc thậm chí công nghệ nhận diện khuôn mặt để thực hiện các khoản thanh toán như tặng tiền những nghệ sĩ đường phố, mua pizza hay làm từ thiện. Tuy nhiên, tiền mặt vẫn luôn khẳng định vị thế vững chắc của mình bất chấp sự cạnh tranh gia tăng từ các công nghệ mới.
Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS) cho biết các loại tiền điện tử và những tranh cãi xung quanh chúng, như liệu các đồng tiền này có thay thế tiền mặt hay không, là một phần của cuộc tranh luận ngày càng được mở rộng về bản chất của tiền bạc. BIS trước đó đã lập luận rằng việc sử dụng tiền mặt đã giảm và vì thế họ không cần phải cung cấp nhiều máy rút tiền tự động (ATM) hay mở các chi nhánh ngân hàng.
Tuy nhiên, trong báo cáo hàng quý mới nhất của BIS công bố ngày 11/3, các nhà nghiên cứu đã xem xét kỹ hơn về việc liệu tiền mặt đang dần trở thành một “di sản” của quá khứ theo ý kiến của một số người hay không.
Ông Hyun Song Shin, cố vấn kinh tế và là trưởng bộ phận nghiên cứu của BIS, dẫn một số bình luận cho rằng tiền mặt (gồm cả tiền giấy truyền thông và tiền kim loại) đã lỗi thời, tuy nhiên, bất chấp những tiến bộ công nghệ trong lĩnh vực thanh toán trong những năm gần đây, việc sử dụng tiền mặt vẫn tăng tại hầu hết các nền kinh tế phát triển và mới nổi.
Chuyên gia này nhấn mạnh điều này cho thấy tầm quan trọng của việc phải tìm hiểu rõ hơn về chức năng kinh tế của tiền mặt, vượt xa cả những sáng tạo và đổi mới công nghệ.
Trong những năm gần đây, tỷ lệ tiền mặt lưu thông trên Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đã thực sự tăng lên, từ mức 7% GDP vào năm 2000 lên 9% trong năm 2016, mặc dù tỷ lệ này đã giảm tại Thụy Điển và một số khu vực khác. Tuy nhiên, tỷ lệ thanh toán qua thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ cũng gia tăng, từ 13% GDP vào năm 2000 lên 25% trong năm 2016.
Ý kiến ()