Chủ Nhật, 24/11/2024 05:20 (GMT +7)

Tỉnh xét duyệt công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống tại huyện Cần Giuộc

Thứ 5, 20/10/2022 | 11:10:13 [GMT +7] A  A

Chiều ngày 19/10/2022, Hội đồng xét duyệt công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống tỉnh Long An tổ chức hội nghị xét duyệt công nhận nghề truyền thống đối với nghề đóng ghe xuồng tại ấp Tân Quang 1, xã Đông Thạnh và nghề sản xuất lạp xưởng tươi tại khu phố Trị Yên, thị trấn Cần Giuộc, huyện Cần Giuộc.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh - Nguyễn Thanh Truyền phát biểu tại hội nghị

Nghề đóng ghe xuồng đã xuất hiện cách đây khoảng 80 năm, từ ấp Tân Quang 1 lan tỏa ra nhiều ấp, xã lân cận khác nhưng tập trung nhất vẫn là ấp Tân Quang 1, đến nay còn 13 hộ làm nghề. Sản phẩm ghe xuồng đã trở thành thương hiệu nổi tiếng nhờ kỹ thuật điêu luyện của nhiều thế hệ thợ giỏi và các yếu tố văn hóa riêng biệt. Nghề đóng ghe xuồng vốn có lâu đời theo truyền thống cha truyền con nối, nên sản sinh nhiều thế hệ thợ giỏi, vừa giữ được truyền thống, vừa cải tiến kỹ thuật để sản phẩm ngày càng hoàn hảo hơn, đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa, đánh bắt thủy sản bà nhu cần thị trường hiện nay.

Đoàn khảo sát thực tế nghề đóng ghe xuồng tại ấp Tân Quang 1, xã Đông Thạnh

Nghề làm lạp xưởng tươi xuất hiện tại thị trấn Cần Giuộc cách đây khoảng 80 năm, trong đó tập nhiều nhất ở khu phố Trị Yên, thị trấn Cần Giuộc. Và hiện nay, nghề này vẫn đang tiếp tục phát triển, với khoảng 10 hộ làm nghề. Những năm qua, nghề làm lạp xưởng tươi và nghề đóng ghe xuồng đều mang bản sắc văn hóa rất riêng của quê hương miền hạ Cần Giuộc mà hiếm có nơi nào có được.

Đoàn khảo sát thực tế nghề làm lạp xưởng tươi khu phố Trị Yên, thị trấn Cần Giuộc

Tại hội nghị các thành viên trong Hội đồng xét duyệt công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống của tỉnh bỏ phiếu thống nhất công nhận nghề truyền thống đối với nghề đóng ghe xuồng tại ấp Tân Quang 1, xã Đông Thạnh và sản xuất lạp xưởng tươi tại khu phố Trị Yên, thị trấn Cần Giuộc.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh - Nguyễn Thanh Truyền đề nghị sau khi được công nhận hai nghề truyền thống trên, huyện cần sớm hoàn thiện hồ sơ gởi về các ngành chức năng để tham mưu UBND tỉnh công nhận nghề truyền thống; các cơ quan chuyên môn tạo điều kiện cho các hộ còn duy trì nghề truyền thống tiếp cận các nguồn vốn chính sách để duy trì và phát triển nghề truyền thống; nâng tầm các sản phẩm để đạt chuẩn OCOP; tăng cường quản bán sản phẩm lên các trang mạng điện tử....

Phương Cảnh – Thất Huy

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Guest
Đang tải dữ liệu