Tất cả chuyên mục
Long An|
30°C
/ 27°C - 33°C
Thứ Bảy, 11/01/2025 18:49 (GMT +7)
Tọa đàm: bàn giải pháp kỹ thuật nhằm hạn chế dịch bệnh trên tôm
Thứ 7, 23/04/2016 | 00:00:00 [GMT +7] A A
Do ảnh hưởng của hạn và xâm nhập mặn nên người nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi tôm nước lợ chịu thiệt hại nặng nề. Vì vậy, việc tìm giải pháp nuôi tôm ổn định trong điều kiện hiện nay là yêu cầu cần thiết và đây cũng là mục tiêu mà buổi tọa đàm diễn ra với sự tham gia của các nhà khoa học và trung tâm khuyến nông 8 tỉnh trong khu vực ĐBSCL có diện tích thả nuôi tôm lớn muốn hướng đến. Buổi tọa đàm do Trung tâm khuyến nông, Sở NN&PTNN tỉnh Long An tổ chức.
Bàn giải pháp kỹ thuật nhằm hạn chế dịch bệnh trên tôm. Ảnh: Đức Cảnh
Thời tiết nắng nóng, môi trường không ổn định, kết hợp với độ mặn cao là nguyên nhân làm cho diện tích thả tôm giảm so với cùng kỳ 2015 và chỉ đạt khoảng 50% so với kế hoạch. Trong điều kiện thời tiết bất lợi như thế, các nhà khoa học khuyến cáo người dân nên hạn chế thả tôm, tuân thủ nghiêm lịch thời vụ. Về lâu dài, để nuôi tôm ổn định, người nuôi chỉ nên nuôi 1 đến 2 vụ/năm hoặc luân canh 1 vụ tôm – 1 vụ lúa để hạn chế mầm bệnh. Điều quan trọng hơn là các yếu tố kỹ thuật cần phải được người nuôi tôm áp dụng đúng và đủ.
Tại hội thảo, Trung tâm khuyến nông các tỉnh cũng đã chia sẻ nhiều mô hình nuôi tôm hiệu quả đã và đang áp dụng thành công tại các địa phương như: nuôi tôm bằng nguồn nước giếng khoan tầng nông, độ mặn thấp hoặc tái sử dụng nước cũ để nuôi tôm; nuôi kết hợp: luân canh tôm sú và tôm càng xanh của Long An hay mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực tại Bến Tre; mô hình nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng từ nước ao nuôi cá trê lai của Bạc Liêu; đáng lưu ý là mô hình nuôi tôm chi phí thấp trong điều kiện bệnh hoại tử gan tụy của tỉnh Trà Vinh với việc sử dụng quy trình nuôi cải tiến tránh làm biến động hệ sinh thái ao nuôi, sử dụng nước xanh từ cá rô phi để ổn định môi trường./.
Duy Huệ-Đức Cảnh
Ý kiến ()