Tất cả chuyên mục
![](https://media.la34.com.vn/upload/files/logo/Logo_LA34.svg.png)
Vị chua xua vị ngọt đó là cách nói ví von để phản ánh thực trạng cây mía – cây kinh tế một thời ở Bến Lức đang mất giá, diện tích dần thu hẹp và bị thay thế bởi cây chanh.
Theo thời gian, từ 9.000 hecta thời hoàng kim vào khoảng những năm 2008, 2010.. đến nay, cây mía dần thu hẹp quy mô sản xuất với diện tích khiêm tốn chưa đến 7.000 hecta. Ngược lại, sau 10 năm bén rễ ở Bến Lức, cây chanh từ chỗ yếu thế, diện tích hạn chế vỏn vẹn 1.000 hecta nay tăng lên trên 5.000 hecta, vươn lên thành cây trồng chủ lực và là thế mạnh của địa phương. Trong khi, người trồng chanh phấn khởi với lợi nhuận bình quân 200-300 triệu đồng/hecta thì người trồng mía lại lận đận, bao vây bởi nợ nần. Đã nhiều năm rồi, người trồng mía chỉ có lỗ ít hoặc lỗ nhiều, mặc may lắm cũng chỉ huề vốn chứ chưa “hé” được đồng lời nào.
Theo thời gian, từ 9.000 hecta thời hoàng kim vào khoảng những năm 2008, 2010 đến nay cây mía dần thu hẹp quy mô sản xuất với diện tích khiêm tốn chưa đến 7.000 hecta.
Cây mía thất thế, quy hoạch vùng mía nguyên liệu cũng bị phá vỡ, dự báo diện tích mía sẽ còn tiếp tục giảm mạnh trong thời gian tới. Bởi sau nhiều năm làm ăn không hiệu quả cộng với những nguyên nhân khác, nhà máy đường lớn nhất Long An là NIVL đã ngưng hoạt động, thậm chí còn thiếu tiền mía của nông dân đến hàng chục tỷ đồng. Vậy hướng đi nào cho người trồng mía là câu hỏi đặt ra lúc này với các ngành chức năng địa phương.
Nhà máy đường NIVL,nơi thu mua mua mía duy nhất của nông dân Long An hiện đã ngưng hoạt động
Bà Bùi Thị Kiều Oanh – nguyên Phó trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Bến Lức, tỉnh Long An cho biết: “Hiện nay, trong tình hình giá cây mía rất là thấp như thế này, đối với các ngành chức năng cũng không biết khuyến cáo bà con nông dân nên chuyển sang trồng cây gì. Bởi vì, nếu chúng ta ồ ạt chuyển đổi diện tích trồng mía sang trồng chanh thì cũng sẽ có thời điểm cây chanh cũng sẽ điêu đứng”.
Bà Oanh cho biết thêm: “Hiện nay muốn 1ha mía thu hoạch được 100 tấn trên 1 năm thì phải đầu tư thấp nhất phải là 40-50 triệu đồng hecta. với giá bán như năm rồi 300-400.000 đ/ tấn, như vậy 1 hecta sẽ lỗ từ 5-10 triệu thậm chí 15 triệu, cá biệt những diện năng suất 80 tấn trở xuống sẽ lỗ từ 20-30 triệu hecta.”.
Nhiều lần chính quyền tỉnh Long An và huyện Bến Lức đã nỗ lực tìm lối ra cho cây mía nhưng vẫn chưa có 1 giải pháp thật sự khả thi. Trong khi, theo dự thảo quy hoạch phát triển nông – lâm – ngư nghiệp của tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 thì từ năm 2025 trên địa bàn tỉnh sẽ không còn sản xuất cây mía. Điều này có thật sự đã đánh dấu chấm hết cho cây mía vốn dĩ đã gắn bó mấy chục năm qua trên đất Long An ?
Duy Huệ – Võ Huy
Ý kiến ()