4
4
Kinh tế/
/kinh-te
71824
53901
Việt Nam tăng 9 bậc trong bảng chỉ số môi trường kinh doanh
viet-nam-tang-9-bac-trong-bang-chi-so-moi-truong-kinh-doanh
news
Long An| 30°C / 27°C - 33°C
Thứ Năm, 16/01/2025 01:47 (GMT +7)

Việt Nam tăng 9 bậc trong bảng chỉ số môi trường kinh doanh

Thứ 7, 04/02/2017 | 10:37:00 [GMT +7] A  A

 

Dây chuyền sản xuất linh kiện điện tử tại Công ty Bokwang Vina (Khu công nghiệp Điềm Thụy).
(Ảnh: Hoàng Hùng/TTXVN)

Theo xếp hạng của Ngân hàng thế giới năm 2016 về môi trường kinh doanh, Việt Nam đứng thứ 82/190 quốc gia, tăng 9 bậc về chỉ số môi trường kinh doanh. Đây là mức cải thiện thứ hạng nhiều nhất kể từ năm 2008.

Kết quả nói trên cho thấy những nỗ lực của Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương về cải thiện môi trường kinh doanh đã đem lại kết quả đáng ghi nhận.

Tuy nhiên, mục tiêu cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh vẫn còn nhiều thách thức, nhiều tiêu chí xếp hạng còn thấp, như khởi sự kinh doanh (xếp thứ 121), nộp thuế và bảo hiểm xã hội (xếp thứ 167), giải quyết phá sản doanh nghiệp (xếp thứ 125)…

Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Người phát ngôn Chính phủ, để thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, Chính phủ đã tích cực thực hiện cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia với nhiều giải pháp đồng bộ, cụ thể.

Thời gian qua, thông qua việc trình Quốc hội ban hành nhiều đạo luật quan trọng, như Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư…; đồng thời, ban hành, tổ chức thực hiện nhiều Nghị quyết quan trọng, Chính phủ đã tạo khung khổ pháp lý cơ bản đồng bộ cho người dân và doanh nghiệp hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, việc tổ chức thực hiện, đưa các chính sách, pháp luật đi vào cuộc sống cũng được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương quan tâm chỉ đạo.

Tới đây, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ quyết liệt triển khai thực hiện có kết quả các chủ trương, nghị quyết đã đề ra, trong đó có một số giải pháp như rà soát, ban hành đồng bộ các quy định về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đặc biệt là các nội dung liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh, kiểm tra chuyên ngành… Đẩy mạnh cải cách quy định thủ tục hành chính, bảo đảm các quy định thủ tục hành chính thực sự cần thiết, hợp lý, hợp pháp và có chi phí tuân thủ thấp.

Chính phủ hoàn thiện quy định về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính nhà nước, điều chỉnh, sửa đổi theo hướng phân định rõ chức năng quản lý nhà nước, không bỏ sót hoặc chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, bảo đảm hỗ trợ doanh nghiệp một cách hiệu quả; tiếp tục gắn kết chặt chẽ công tác xây dựng Chính phủ điện tử với cải cách, kiểm soát thủ tục hành chính. Nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước thông qua việc hoàn thiện và đẩy mạnh thực hiện mô hình một cửa, một cửa liên thông; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, giải quyết các thủ tục hành chính trực tuyến mức độ 3, 4; triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích nhằm cắt giảm thời gian, chi phí hành chính và tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, Chính phủ công khai, minh bạch các quy định, thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp cũng như quá trình xử lý, kết quả giải quyết các thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước; tổ chức đối thoại công khai định kỳ với cộng đồng doanh nghiệp, báo chí, thiết lập đường dây nóng, hỏi đáp trực tuyến để nắm bắt, tiếp nhận phản ánh và hướng dẫn, giải đáp cho doanh nghiệp. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính nhà nước các cấp; đề cao trách nhiệm người đứng đầu; nhân rộng mô hình Tổ công tác của Chính phủ, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ được giao; xử lý nghiêm những cán bộ, công chức tiêu cực, nhũng nhiễu, không chấp hành kỷ luật, kỷ cương./

(TTXVN/Vietnam )

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Guest
Đang tải dữ liệu