Thứ Bảy, 11/01/2025 16:56 (GMT +7)

Xâm nhập mặn mùa khô 2021 – 2022 khả năng ở mức cao hơn trung bình nhiều năm

Thứ 4, 19/01/2022 | 16:59:00 [GMT +7] A  A

Theo nhận định của các cơ quan nghiên cứu khoa học, khí tượng thủy văn, năm 2022 tiếp tục là năm ít nước trên lưu vực sông Mê Kông, xâm nhập mặn trong mùa khô 2021 – 2022 khả năng ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, ảnh hưởng đến việc vận hành lấy nước của các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh.

Hệ thống cống ngăn mặn trên địa bàn tỉnh

Theo Viện Khoa học Thuỷ lợi miền Nam, dự báo dòng chảy về đồng bằng sông Cửu Long mùa khô 2021 – 2022 hiện nay, tiềm năng nguồn nước có thuận lợi hơn do ảnh hưởng của mưa cuối mùa. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của biến đổi lòng dẫn, vận hành tích nước bất thường, năm nay, xâm nhập mặn sẽ đến sớm, sâu và có diễn biến không theo quy luật.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Lâm kiểm tra các công trình thủy lợi

Trước tình hình đó, UBND các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh chủ động theo dõi diễn biến, thông tin cảnh báo khí tượng thủy văn để xây dựng, triển khai các kịch bản ứng phó với hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn phù hợp tình hình thực tế, bao gồm cả các kịch bản ứng phó với xâm nhập mặn cực đoan như các năm 2015 – 2016, 2019 – 2020; khoanh vùng khu vực có khả năng bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn, tập trung ưu tiên nguồn nước để cấp nước sinh hoạt cho người dân, chăn nuôi gia súc và tưới cho cây trồng có giá trị kinh tế cao; quán triệt phương châm không để hộ dân nào thiếu nước sinh hoạt.

Các địa phương cũng đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hộ gia đình chủ động trang bị các túi trữ nước, bồn, lu, bể và các hình thức khác, bơm tích nước ngọt khi nguồn nước còn tốt nhằm dự trữ đủ nước tưới cho cây trồng và phục vụ sinh hoạt trong các tháng mùa khô; đồng thời bố trí ngân sách địa phương và các nguồn vốn xã hội hóa để triển khai các giải pháp cấp bách phòng, chống hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn./.

Thanh Thủy – Minh Hồng

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Guest
Đang tải dữ liệu