Tất cả chuyên mục
Long An|
30°C
/ 27°C - 33°C
Thứ Bảy, 18/01/2025 03:30 (GMT +7)
Xu hướng lãi suất ngân hàng từ nay đến cuối năm
Thứ 2, 29/05/2017 | 09:57:00 [GMT +7] A A
VOV.VN – Các ngân hàng tăng lãi suất nhằm tăng nguồn vốn trung và dài hạn, để đáp ứng yêu cầu về chất lượng nguồn vốn tín dụng.
Vừa qua một số ngân hàng thương mại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh tăng lãi suất huy động. Đặc biệt là lãi suất tiền gửi trung và dài hạn, lãi suất từ 7,5% đến 8% năm. Nhiều doanh nghiệp lo ngại lãi suất huy động tăng sẽ làm lãi suất cho vay tăng.
Phóng viên VOV đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh về xu hướng lãi suất ngân hàng từ nay đến cuối năm.
PV: Thưa ông vừa qua, một số ngân hàng thương mại tăng lãi suất huy động điều này nó tác động như thế nào đối với mặt bằng lãi suất chung của thị trường, nhất là lãi suất cho vay?
Ông Nguyễn Hoàng Minh: Mức tăng lãi suất ngân hàng này không cao lắm so mặt bằng hiện nay, tức là so với các ngân hàng lớn thì chỉ tăng từ 0,2-0,3%. Việc tăng này, các ngân hàng nhằm tăng nguồn vốn trung và dài hạn, để đáp ứng yêu cầu về chất lượng nguồn vốn tín dụng, nhất là huy động vốn, khắc phục tình trạng mất cân bằng giữa các kỳ hạn huy động vốn và cho vay trong hoạt động của các ngân hàng thương mại, đảm bảo cho các tỷ lệ an toàn theo quy định Ngân hàng nhà nước.
Theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh lãi suất huy động tăng này chỉ diễn ra cục bộ ở một vài ngân hàng thương mại nhỏ, nó không tác lớn đến mặt bằng lãi suất chung và nó không tác động đến lãi suất cho vay.
PV: Sau đợt đại hội cổ đông vừa qua, một số ngân hàng đã được cổ đông đồng ý tăng vốn điều lệ, điều này tác động như thế nào đối với hệ thống ngân hàng?
Ông Nguyễn Hoàng Minh: Việc tăng vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại năm nay đến thời điểm này 35-36 ngàn tỷ. Mục đích tăng vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại nhằm nâng cao năng lực tài chính của từng ngân hàng thương mại để đáp ứng năng cao năng lực cạnh tranh trong hội nhập và theo đề án tái cơ cấu ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước đã duyệt. Đó cũng là cơ sở để tăng vốn cho vay trung và dài hạn và thực hiện những cam kết của ngân hàng và khách hàng. Với số vốn điều lệ tăng lên các ngân hàng thương mại cũng thực hiện 1 bước trong quá trình thực hiện tái cơ cấu lại ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
PV: Thưa ông, lãi suất ngân hàng từ nay đến cuối năm có xu hướng như thế nào?
Ông Nguyễn Hoàng Minh: Với nguồn lực của các ngân hàng thương mại với các tín hiệu của thị trường như thị trường chứng khoán, bất động sản và các chỉ số về kinh tế vĩ mô, sự quan tâm của Chính phủ đối với các doanh nghiệp, đặc biệt thực hiện Nghị quyết 35 của Chính phủ về hỗ trơ doanh nghiệp và các chiến lược thu hút khách hàng của các ngân hàng, tổ chức tín dụng, chúng tôi đánh giá lãi suất từ nay đến cuối năm Việt Nam đồng ổn định thì lãi suất có thể giảm từ 0,5 đến 1% ở các kỳ hạn so với năm 2016.
PV: Xin cám ơn ông!
Ý kiến ()