Thứ Sáu, 24/01/2025 12:15 (GMT +7)

Ý thức phòng, chống nghiêm túc của người dân là ‘vắc-xin’ tốt nhất đẩy lùi COVID-19

Thứ 3, 28/04/2020 | 15:23:00 [GMT +7] A  A

Tính đến ngày 28/4, dịch COVID-19 đã lây lan ra hơn 212 quốc gia, vùng lãnh thổ, với hơn 3 triệu người mắc bệnh và hơn 207.260 trường hợp tử vong.

Với những nỗ lực kiểm soát dịch COVID-19, Việt Nam ghi nhận 270 ca mắc, trong đó 222 người khỏi bệnh và chưa có trường hợp nào tử vong. Trên tuyến đầu chống dịch COVID-19, các y bác sỹ đang ngày đêm nỗ lực chăm sóc, điều trị người bệnh. Họ không nói về những vất vả, khó khăn trong công việc hàng ngày mà chỉ nói về cảm giác hạnh phúc, sung sướng khi nhìn thấy các bệnh nhân khỏe mạnh, bình phục trở về với gia đình. Các chuyên gia y tế cho rằng, hiện số lượng ca mắc mới đã giảm nhưng không vì thế mà người dân chủ quan, cần tiếp tục thực hiện tốt các biện pháp phòng, tránh dịch bệnh…

Tích cực điều trị cho các ca bệnh COVID-19 nặng tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 (Đông Anh, Hà Nội). Ảnh: Hồng Hà/TTXVN phát

Nỗ lực, sáng tạo ứng phó với dịch

Chia sẻ về khoảng thời gian hơn 3 tháng chống dịch COVID-19 đã qua, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương Nguyễn Trung Cấp cho biết, khi tiếp nhận các ca bệnh COVID-19 đầu tiên, thông tin về bệnh trên thế giới khá “nghèo nàn”. Với Việt Nam, đây là bệnh lý hoàn toàn mới lạ, không có kinh nghiệm, phương án điều trị đưa ra dựa trên cơ sở từ bệnh lý khác như bệnh nhân SARS, tài liệu về bệnh cúm, Mers-CoV…

Thời điểm đó, nhóm bệnh nhân Việt Nam đầu tiên từ Vũ Hán về tương đối nhẹ. Ở giai đoạn hai, trong nhóm bệnh nhân từ châu Âu về và bệnh nhân lây tại cộng đồng xuất hiện các ca rất nặng. Quá trình điều trị các bệnh nhân đầu tiên, bệnh viện đã áp dụng kiến thức, kinh nghiệm từ bệnh lý khác để suy đoán về bệnh COVID-19. Sau một vài ca bệnh, nhận thấy điểm riêng biệt của bệnh lý COVID-19, đồng thời có thêm tài liệu nghiên cứu của quốc tế, các y bác sỹ tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã hiểu ra nhiều điều và thay đổi dần phương án điều trị phù hợp hơn. Càng về sau, phác đồ trị bệnh COVID-19 càng có hiệu quả, khó khăn của người thầy thuốc giảm dần xuất phát từ kinh nghiệm, gom góp kiến thức trong và nước ngoài.

Bác sỹ Võ Ngọc Anh Thơ, Phó Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy chia sẻ, đối với việc điều trị cho hai cha con người Trung Quốc (ông Li Ding và con trai), các bác sỹ đã rất quan tâm tới bệnh nền của bệnh nhân. Ông Li Ding có nhiều bệnh nền nên cần bác sỹ từ các khoa khác phối hợp để giữ bệnh nền của bệnh nhân ổn định. Tại Bệnh viện Chợ Rẫy, các y bác sỹ còn tiến hành những việc đơn giản nhưng hiệu quả cao như cho bệnh nhân súc họng để giảm virus. Cảm giác khi bệnh nhân khỏe, bình phục và ra về là niềm hạnh phúc lớn lao của đội ngũ những người chăm bệnh, bác sỹ Anh Thơ chia sẻ.

Công việc hàng ngày của điều dưỡng viên tại bệnh viện là chăm sóc bệnh nhân, vệ sinh, thay đồ cho bệnh nhân, cho bệnh nhân ăn, theo dõi và thực hiện theo chỉ định của bác sỹ. Khi một lượng lớn bệnh nhân nước ngoài nhập viện, theo điều dưỡng Nguyễn Thị Lan Anh, khoa Cấp cứu Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương thì khó khăn lớn nhất của đội ngũ điều dưỡng là rào cản ngôn ngữ. Trong nhiều trường hợp, ngôn ngữ cử chỉ được sử dụng để đôi bên có thể hiểu nhau.

Thêm vào đó, trong quá trình làm việc, phải mặc đồ bảo hộ rất nóng, cản trở quá trình làm việc. Vì y bác sỹ đều phải đeo khẩu trang, kính, mặt nạ nên cũng có những khó khăn nhất định khi chăm sóc bệnh nhân. Trong suốt thời gian chống dịch tại bệnh viện, gia đình, anh chị em đồng nghiệp và bệnh nhân chính là động lực để bác sỹ kiên cường trên tuyến đầu chống dịch. Điều mong mỏi nhất của điều dưỡng Lan Anh khi được về nhà là nấu ăn và quây quần bên mâm cơm gia đình.

Điều trị hiệu quả

Tính đến ngày 28/4, Việt Nam có 270 bệnh nhân COVID-19; trong đó, 222 người đã được chữa khỏi (chiếm 82%). Hiện 323 người đang tiếp tục cách ly tại bệnh viện, 8.459 người cách ly tập trung tại các cơ sở khác.

So với 987.322 bệnh nhân COVID-19 tại Hoa Kỳ, 226.629 bệnh nhân tại Tây Ban Nha, 197.675 bệnh nhân tại Italy…, thì số bệnh nhân tại Việt Nam là rất nhỏ. Do vậy, bác sỹ chuyên khoa II Nguyễn Trung Cấp khẳng định, về mặt kinh nghiệm và quy mô nghiên cứu bệnh COVID-19 tại Việt Nam không bằng nhiều quốc gia khác.

Nỗ lực, sáng tạo ứng phó với dịch

Chia sẻ về khoảng thời gian hơn 3 tháng chống dịch COVID-19 đã qua, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương Nguyễn Trung Cấp cho biết, khi tiếp nhận các ca bệnh COVID-19 đầu tiên, thông tin về bệnh trên thế giới khá “nghèo nàn”. Với Việt Nam, đây là bệnh lý hoàn toàn mới lạ, không có kinh nghiệm, phương án điều trị đưa ra dựa trên cơ sở từ bệnh lý khác như bệnh nhân SARS, tài liệu về bệnh cúm, Mers-CoV…

Thời điểm đó, nhóm bệnh nhân Việt Nam đầu tiên từ Vũ Hán về tương đối nhẹ. Ở giai đoạn hai, trong nhóm bệnh nhân từ châu Âu về và bệnh nhân lây tại cộng đồng xuất hiện các ca rất nặng. Quá trình điều trị các bệnh nhân đầu tiên, bệnh viện đã áp dụng kiến thức, kinh nghiệm từ bệnh lý khác để suy đoán về bệnh COVID-19. Sau một vài ca bệnh, nhận thấy điểm riêng biệt của bệnh lý COVID-19, đồng thời có thêm tài liệu nghiên cứu của quốc tế, các y bác sỹ tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã hiểu ra nhiều điều và thay đổi dần phương án điều trị phù hợp hơn. Càng về sau, phác đồ trị bệnh COVID-19 càng có hiệu quả, khó khăn của người thầy thuốc giảm dần xuất phát từ kinh nghiệm, gom góp kiến thức trong và nước ngoài.

Bác sỹ Võ Ngọc Anh Thơ, Phó Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy chia sẻ, đối với việc điều trị cho hai cha con người Trung Quốc (ông Li Ding và con trai), các bác sỹ đã rất quan tâm tới bệnh nền của bệnh nhân. Ông Li Ding có nhiều bệnh nền nên cần bác sỹ từ các khoa khác phối hợp để giữ bệnh nền của bệnh nhân ổn định. Tại Bệnh viện Chợ Rẫy, các y bác sỹ còn tiến hành những việc đơn giản nhưng hiệu quả cao như cho bệnh nhân súc họng để giảm virus. Cảm giác khi bệnh nhân khỏe, bình phục và ra về là niềm hạnh phúc lớn lao của đội ngũ những người chăm bệnh, bác sỹ Anh Thơ chia sẻ.

Công việc hàng ngày của điều dưỡng viên tại bệnh viện là chăm sóc bệnh nhân, vệ sinh, thay đồ cho bệnh nhân, cho bệnh nhân ăn, theo dõi và thực hiện theo chỉ định của bác sỹ. Khi một lượng lớn bệnh nhân nước ngoài nhập viện, theo điều dưỡng Nguyễn Thị Lan Anh, khoa Cấp cứu Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương thì khó khăn lớn nhất của đội ngũ điều dưỡng là rào cản ngôn ngữ. Trong nhiều trường hợp, ngôn ngữ cử chỉ được sử dụng để đôi bên có thể hiểu nhau.

Thêm vào đó, trong quá trình làm việc, phải mặc đồ bảo hộ rất nóng, cản trở quá trình làm việc. Vì y bác sỹ đều phải đeo khẩu trang, kính, mặt nạ nên cũng có những khó khăn nhất định khi chăm sóc bệnh nhân. Trong suốt thời gian chống dịch tại bệnh viện, gia đình, anh chị em đồng nghiệp và bệnh nhân chính là động lực để bác sỹ kiên cường trên tuyến đầu chống dịch. Điều mong mỏi nhất của điều dưỡng Lan Anh khi được về nhà là nấu ăn và quây quần bên mâm cơm gia đình.

Điều trị hiệu quả

Tính đến ngày 28/4, Việt Nam có 270 bệnh nhân COVID-19; trong đó, 222 người đã được chữa khỏi (chiếm 82%). Hiện 323 người đang tiếp tục cách ly tại bệnh viện, 8.459 người cách ly tập trung tại các cơ sở khác.

So với 987.322 bệnh nhân COVID-19 tại Hoa Kỳ, 226.629 bệnh nhân tại Tây Ban Nha, 197.675 bệnh nhân tại Italy…, thì số bệnh nhân tại Việt Nam là rất nhỏ. Do vậy, bác sỹ chuyên khoa II Nguyễn Trung Cấp khẳng định, về mặt kinh nghiệm và quy mô nghiên cứu bệnh COVID-19 tại Việt Nam không bằng nhiều quốc gia khác.

Việc người dân chấp hành nghiêm túc việc đeo khẩu trang khi ra đường sẽ giúp phòng chống sự lây lan của dịch bệnh COVID-19. Ảnh: Hoàng Tuyết

Hiện nay, điểm khác biệt lớn trong cách điều trị tại Việt Nam là áp dụng các kiến thức (quy trình, phác đồ điều trị, xu thế, kinh nghiệm mà đồng nghiệp trong nước, quốc tế đã trải qua), căn cứ vào điều kiện có thể để sáng tạo phác đồ điều trị phù hợp. Từ lúc bắt đầu đến nay, chiến lược của Việt Nam là điều trị triệu chứng, hỗ trợ điều trị biến chứng với những ca nặng, điều trị bệnh lý nền giúp cứu sống bệnh nhân.

Việt Nam đã thử nghiệm nhiều loại thuốc, từ thuốc chống sốt rét, thuốc kháng HIV, dùng huyết tương, thuốc tẩy giun… Tuy nhiên, bác sỹ Nguyễn Trung Cấp cho biết, một số kết quả ban đầu cho thấy những loại nêu trên không mang lại hiệu quả trong điều trị COVID-19. Vì vậy, người dân không nên tự động mua, sử dụng, tích trữ thuốc mà cần tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của thầy thuốc.

Với trường hợp bệnh nhân sau giai đoạn dài âm tính đã dương tính trở lại, bác sỹ Nguyễn Trung Cấp cho biết: Đây là tình trạng thường gặp trong bệnh lý COVID-19. Các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc cũng ghi nhận khá nhiều tình trạng này. Tại Việt Nam đến ngày 28/4 đã có 8 bệnh nhân có xét nghiệm dương tính trở lại sau khi đã điều trị khỏi bệnh COVID-19.

Theo kết quả theo dõi bệnh nhân tái nhiễm tại Trung Quốc và Hàn Quốc, nhóm những bệnh nhân này không có khả năng lây nhiễm cho người khác, đặc biệt, kết quả khám lâm sàng cũng không có tổn thương tiến triển hoặc nặng lên. Lý giải về trường hợp xét nghiệm dương tính trở lại, bác sỹ Nguyễn Trung Cấp chia sẻ về các giả thiết đang nghiên cứu. Có thể là do các mảnh sót lại của virus sau khi virus bị tiêu diệt, mảnh ARN khi xét nghiệm vẫn phát hiện chất liệu di truyền còn lại dẫn đến kết quả dương tính, cũng có thể do vẫn tồn tại các virus không hoàn chỉnh, không có khả năng lây nhiễm.

Thống kê dịch COVID-19 trên thế giới cho thấy, số lượng bệnh nhân tăng thì tỉ lệ tử vong ngày càng tăng. Hiện tại, 55.415 người tử vong tại Mỹ, 26.644 người tại Italy, 23.190 người tại Tây Ban Nha… Tỷ lệ tử vong nhiều nhất là nhóm bệnh nhân lớn tuổi, có nhiều bệnh lý nền. Ngoài ra, khi các quốc gia bỏ lỡ giai đoạn khống chế dịch thì số lượng bệnh nhân tăng, dẫn tới quá tải ngành y tế và việc điều trị bệnh nhân sẽ khó khăn hơn.

Bác sỹ Võ Ngọc Anh Thơ, Phó Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy chia sẻ: Kết quả của Việt Nam khẳng định nỗ lực của các y bác sĩ là rất lớn. Việc không có ca tử vong nào là nỗ lực rất lớn. Tuy nhiên, tại Việt Nam, số lượng bệnh nhân vẫn trong ngưỡng “chịu” của ngành y tế. Khi số lượng bệnh nhân vượt quá sức tải của ngành y tế thì sẽ không thể nói trước điều gì. Sự khởi đầu chiến thắng bệnh COVID-19 trong 2 giai đoạn là động lực lớn cho nhân viên y tế cả nước.

Hiện nay vẫn chưa có vắc-xin, thuốc đặc trị COVID-19 nên các chuyên gia trên thế giới đều rất lo ngại về khả năng lây nhiễm trở lại. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khuyến cáo người dân không được lơ là, chủ quan trong bất cứ tình huống nào. Việt Nam kiên quyết ngăn chặn triệt để từ bên ngoài, nhanh chóng phát hiện thật sớm tất cả các ca bệnh để cách ly, điều trị dập dịch từ bên trong, tập trung vào một số đối tượng có nguy cơ.

Vì sức khoẻ của bản thân và cộng đồng, mỗi người dân, các lực lượng phòng, chống dịch phải tiếp tục thực hiện thật tốt các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19. Ý thức chủ động chấp hành các biện pháp theo khuyến cáo y tế của người dân chính là “vắc-xin” tốt nhất để đẩy lùi dịch bệnh.

Theo Ngọc Bích (TTXVN)
https://baotintuc.vn/van-de-quan-tam/y-thuc-phong-chong-nghiem-tuc-cua-nguoi-dan-la-vacxin-tot-nhat-day-lui-covid19-20200428111007057.htm

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Guest
Đang tải dữ liệu