Tất cả chuyên mục
Long An|
30°C
/ 27°C - 33°C
Thứ Ba, 28/01/2025 02:30 (GMT +7)
Áp thấp nhiệt đới và bão số 12 song hành uy hiếp Nam Bộ
Thứ 4, 01/11/2017 | 14:50:00 [GMT +7] A A
VOV.VN – Cả bão và áp thấp nhiệt đới đang hướng vào khu vực Nam Bộ đúng thời điểm tròn 20 năm cơn bão Linda gây thiệt hại nặng tại đây.
Trước tình hình cả bão lẫn ATNĐ quần thảo biển Đông, Ban chỉ đạo TW về PCTT tổ chức họp ứng phó ATNĐ vào sáng nay 1/11 do Thứ trưởng, Phó Trưởng ban TT Hoàng Văn Thắng chủ trì.
Bão và áp thấp nhiệt đới song hành uy hiếp Nam Bộ
Tại cuộc họp TS Hoàng Đức Cường – Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, sáng sớm 1/11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới hình thành ở phía nam Biển Đông chỉ cách Côn Đảo khoảng 200 km. Ở vùng gần tâm, áp thấp có sức gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9.
Ngày và đêm nay, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng tây chếch bắc với vận tốc 15-20 km/h. Sáng sớm 2/11, áp thấp nằm trên vùng biển phía nam tỉnh Cà Mau.
Trong lúc đó, một áp thấp nhiệt đới đang xuất hiện gần Biển Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm ATNĐ mạnh cấp 7 (50-60 km/giờ), giật cấp 9.
Dự báo trong 24 giờ tới, ATNĐ di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20 km và có khả năng mạnh lên thành bão, khoảng chiều nay (1/11) bão sẽ đi vào biển Đông, trở thành cơn bão số 12.
Theo báo cáo của Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng, tính đến 6h ngày 1/11, Biên phòng tuyến biển đã phối hợp với Ban chỉ huy PCTT và TKCN các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho: 51.366 tàu/259.370 lao động biết vị trí, diễn biến, hướng di chuyển của ATNĐ để chủ động di chuyển hoặc thoát khỏi vùng nguy hiểm. Tuy nhiên, hiện còn 31 phương tiện của Bạc Liêu, 112 phương tiện (897 lao động) tại Cà Mau chưa liên lạc được. Đây là các phương tiện có công suất nhỏ khai thác thủy sản gần bờ, đi về trong ngày. Hiện các địa phương đang tích cực tìm cách liên lạc.
Cà Mau cấm biển, cho học sinh nghỉ học, ứng phó tốt phục vụ APEC
Chỉ đạo cuộc họp, Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng yêu cầu các địa phương phải khắc phục “bệnh” chủ quan trong công tác ứng phó.
Áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) vào vùng Cà Mau và các tỉnh lân cận, nơi không thường xuyên xảy ra thiên tai nên người dân dễ nảy sinh tâm lý chủ quan, và chưa có kỹ năng phòng chống.
Vì vậy cần tuyên truyền liên tục, và khẩn trương. Lượng mưa vào vùng này rất cao nhiều nơi trên 200mm. Ngoài ra cơn ATNĐ thứ hai đang tiến vào biển Đông hướng vào Nam Trung Bộ, gây mưa rất lớn ở khu vực Nam Trung Bộ.
“Quốc gia đang tổ chức APEC, nên chúng ta cần phòng dự báo và phòng chống tốt để không ảnh hưởng đến hoạt động chính trị quan trọng nhất năm . Các lực lượng liên quan phải chỉ đạo sát sao các địa phương, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cần thông tin kịp thời về ATNĐ để các địa phương và người dân nắm bắt được một cách trực quan và hiệu quả” – Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng yêu cầu.
Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng nhấn mạnh: “Di dân, kiểm đếm tàu thuyền, di chuyển lồng bè thủy sản vào vùng an toàn là những vấn đề quan trọng ở vùng dễ bị tổn thương, bởi bà con nơi đây đều sống ở ven sông. Nước có thể tràn qua đê, toàn bộ vùng Bạc Liêu nuôi trồng thủy sản ven đê rất nhiều nên cần cảnh báo sớm và có phương án chủ động để hạn chế thiệt hại.
Vùng này các hồ thủy điện rất lớn, đề nghị Tổng Cục Thủy lợi chỉ đạo các địa phương có hồ lớn có phương án cụ thể chống lũ, mưa dài ngày, mưa lũ có thể rất lớn”.
Về nguy cơ úng ngập ở TP.HCM, Cần Thơ, theo Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng, có thể có diễn biến mới khi mưa lớn, tập trung, kéo dài. Các Ban chỉ huy phòng chống thiên tai các tỉnh cần làm việc với Ban chỉ đạo APEC để trao đổi thông tin bàn bạc để có phương án đảm bảo an toàn cho các đoàn tham dự APEC.
Bình Minh/VOV.VN
Ý kiến ()