Chủ Nhật, 19/01/2025 22:08 (GMT +7)

Bảo tồn, chăm sóc cây di sản trong mùa khô

Thứ 4, 06/03/2024 | 16:24:57 [GMT +7] A  A

Tính đến nay, toàn tỉnh Long An có 22 cây cổ thụ được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là cây di sản. Tuy nhiên, việc phân cấp quản lý, bảo tồn cây di sản; hiện, chưa có quy chế cụ thể. Vì vậy, công tác chăm sóc, bảo tồn cây di sản chủ yếu vẫn do chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư nơi có cây đảm nhiệm.

Bảo tồn, chăm sóc cây di sản trong mùa khô

Điển hình là, cây Trôm mỏ - trước cổng chùa Diêu Quang, phường Khánh Hậu, Tp.Tân An là cây đầu tiên trên địa bàn tỉnh được công nhận cây di sản VN vào năm 2016. Hiện đang được UBND Phường Khánh Hậu quản lý, bảo tồn và chăm sóc theo quy trình tưới nước giữ ẩm đình kỳ mỗi tháng 1 lần; tránh để tình trạng thiếu nước, dẫn đến làm rụng lá và khô cành.

Riêng năm 2024, do tình hình nắng nóng liên tục kéo dài, để dự phòng cây thiếu nước trong mùa khô, UBND phường Khánh Hậu đã hợp tác cùng Phòng quản lý đô thị Tp.Tân An và Cty Công trình đô thị Tân An tăng cường tưới cây 2 ngày 1 lần, cung cấp đủ nước cho cây Trôm mỏ. Đồng thời, UBND phường còn vận động cán bộ, viên chức… người dân quanh khu vực và Phật tử chùa Diệu Quang, thường xuyên xới đất, nhổ cỏ… cùng nhau chăm sóc, để cây di sản kéo dài tuổi thọ.

Toàn tỉnh Long An có 22 cây cổ thụ được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là cây di sản

Sắp tới đây, UBND Phường Khánh Hậu sẽ lập kế hoạch đề xuất, báo cáo đến UBND Tp.Tân An chỉ đạo các giải pháp hiệu quả bảo vệ, chăm sóc cây Trôm mỏ, hạn chế những tác nhân tiêu cực đến cây di sản./.

Anh Thư – Vĩnh Hưng

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Guest
Đang tải dữ liệu