4
2
Trong nước/
/trong-nuoc
21478
21478
Các lãnh đạo sắp bị buộc nhận khoán kinh phí thay vì đi xe biển xanh?
cac-lanh-dao-sap-bi-buoc-nhan-khoan-kinh-phi-thay-vi-di-xe-bien-xanh
news
Long An| 30°C / 27°C - 33°C
Chủ Nhật, 19/01/2025 10:35 (GMT +7)

Các lãnh đạo sắp bị buộc nhận khoán kinh phí thay vì đi xe biển xanh?

Thứ 3, 07/03/2017 | 11:28:00 [GMT +7] A  A

 

Ảnh minh họa. (Nguồn: Vietnam )

Bộ Tài chính vừa trình Thủ tướng Chính phủ 2 phương án khoán kinh phí sử dụng xe công theo mức cố định 6,5 triệu đồng/tháng hoặc theo số km thực tế.

Điều chỉnh mức khoán theo CPI

Theo dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng xe công, việc khoán kinh phí xe công từ nơi ở đến cơ quan và ngược lại sẽ là bắt buộc với các chức danh có hệ số phụ cấp từ 1,25 đến thứ trưởng và tương đương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc các tập đoàn kinh tế do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.

Với những chức danh này, dự thảo cho biết, “trường hợp đi công tác thì bố trí xe phục vụ công tác chung phục vụ hoặc nhận khoán theo hình tức tự nguyện.”

Hiện tại, trong quy định hiện hành, các chức danh trên vẫn được bố trí xe đưa đón từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại.

Qua đó, đại diện Bộ Tài chính nêu 2 phương án khoán kinh phí. Một là đưa chi phí sử dụng xe vào thu nhập với mức 6,5 triệu đồng mỗi tháng. Mức khoán này được lưu ý là sẽ được điều chỉnh khi chỉ số CPI biến động trên 20%.

Phương án 2 gần giống với quyết định đã được áp dụng ở Bộ Tài chính cách đây ít lâu, đó là mức khoán được xác định trên cơ sở đơn giá và khoảng cách thực tế đưa đón từ nhà tới cơ quan, khoảng cách đi công tác.

Đơn giá được dự tính theo phương án 1 là khoán 16.000 đồng/km và có điều chỉnh khi chỉ số CPI tăng, giảm trên 20%. Phương án 2 là xác định đơn giá trên cơ sở giá dịch vụ vận chuyển của phương tiện công cộng tương đương trên thị trường của địa phương. Việc xác định đơn giá cụ thể do bộ, cơ quan ngang bộ và địa phương quyết định.

2-3 đơn vị có thể đi chung xe

Với tiêu chuẩn, định mức sử dụng ôtô phục vụ công tác chung, tờ trình của Bộ Tài chính dẫn chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ phấn đấu tới năm 2020, có thể giảm 30-50% số lượng ôtô phục vụ công tác chung của các bộ, ngành, địa phương, trừ các đơn vị địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn.

Qua đó, dự thảo đề xuất tại cơ quan Trung ương, phương án 1 là giảm định mức xe sử dụng của cục, vụ thuộc bộ từ 2 xe/cục và 1 xe/vụ xuống 1 xe/đơn vị (với đơn vị biên chế từ 50 người trở lên) và 2 đơn vị/xe (với đơn vị biên chế dưới 50 người).

Phương án 2 trong dự thảo thậm chí còn đề xuất mức 2 đơn vị/xe (với đơn vị biên chế từ 50 người trở lên) và 3 đơn vị/xe (với đơn vị biên chế dưới 50 người).

Tương tự, tại địa phương, dự thảo đề xuất, cơ quan, đơn vị, tổ chức cấp tỉnh sẽ tăng định mức sử dụng xe của Văn phòng Ủy ban Nhân dân và Văn phòng Hội đồng Nhân dân từ 2 xe/đơn vị lên 4 xe/đơn vị. Ngược lại, định mức của các sở, ban, ngành thuộc tỉnh sẽ giảm từ 2 xe/đơn vị xuống 1 xe/đơn vị.

Về xử lý xe dôi dư và sắp xếp, bố trí đội ngũ lái xe, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ bổ sung quy định các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, các lãnh đạo địa phương, doanh nghiệp Nhà nước xác định số lượng xe dôi dư chậm nhất sau 6 tháng kể từ ngày quyết định có hiệu lực.

Ngoài ra, các đơn vị cũng được yêu cầu hoàn thiện xử lý xe dôi dư chậm nhất 12 tháng kể từ ngày quyết định có hiệu lực.

Phương án xử lý ôtô dôi dư được đưa ra là: Bán chỉ định cho chức danh đang được trang bị xe (nếu có đề xuất), điều chuyển cho các cơ quan, tổ chức còn thiếu xe so với tiêu chuẩn hoặc bán đấu giá

Với đội ngũ lái xe, các bộ, cơ quan ngang bộ, lãnh đạo các địa phương, tập đoàn có trách nhiệm bố trí, sắp xếp theo quy định của pháp luật về lao động./.

Xuân Dũng (Vietnam )

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Guest
Đang tải dữ liệu