Tất cả chuyên mục
Long An|
30°C
/ 27°C - 33°C
Chủ Nhật, 12/01/2025 02:53 (GMT +7)
Chính phủ yêu cầu đánh giá toàn diện vướng mắc tại 8 dự án BOT giao thông
Thứ 4, 14/12/2022 | 11:21:04 [GMT +7] A A
VOV.VN - Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam yêu cầu đánh giá toàn diện vướng mắc của các dự án giao thông đầu tư theo phương thức BOT; bổ sung, làm rõ tác động có thể xảy ra khi thực hiện giải pháp, chính sách xử lý bất cập.
Bộ GTVT lựa chọn 8 dự án BOT có bất cập để đề xuất xử lý sau khi đã có sự thống nhất với nhà đầu tư.
Trong đó, có 2 dự án đề xuất mua lại gồm: Dự án Đèo Cả nằm giữa địa phận 2 tỉnh Phú Yên - Khánh Hòa, tổng vốn đầu tư hơn 11.000 tỷ đồng, là công trình thực hiện theo hình thức BOT do nhà đầu tư Việt Nam thực hiện.
Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Thái Nguyên - Chợ Mới (Bắc Kạn) và cải tạo, nâng cấp QL3 đoạn Km75 - Km100.
Có 6 dự án khác được Bộ GTVT đề xuất xử lý bất cập bao gồm: Dự án hạng mục đường vành đai phía Tây thành phố Thanh Hóa đoạn Km0 - Km6; Dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng đường HCM đoạn Km1738+148 - Km1763+610;
Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 91 đoạn Km14 - Km50+889 từ TP. Cần Thơ đi An Giang cũng gần như bị phá vỡ phương án tài chính. Dự án này hoàn thành đưa vào khai thác từ năm 2016. Theo thỏa thuận, việc thu phí triển khai tại 2 trạm T1 và T2 thuộc phạm vi dự án. Công tác thu phí ổn định đến tháng 5.2019, trạm T2 phải dừng thu phí do việc thu phí lượt không bảo đảm công bằng tuyệt đối.
Lộ trình tăng phí 3 năm một lần theo điều khoản hợp đồng cũng không được thực hiện, trong khi chính sách giảm giá, miễn phí cho phương tiện của người dân xung quanh khu vực trạm vẫn phải thực hiện.
Dự án đầu tư xây dựng công trình cầu Thái Hà vượt sông Hồng trên đường nối hai tỉnh Thái Bình và Hà Nam với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình giai đoạn 1; Dự án cải tạo, nâng cấp luồng sông Sài Gòn đoạn từ cầu đường sắt Bình Lợi tới cảng Bến Súc; Dự án đầu tư xây dựng công trình cầu Việt Trì - Ba Vì nối Quốc lộ 32 với Quốc lộ 32C./.
Phi Long/VOV.VN
Ý kiến ()