Thứ Bảy, 18/01/2025 09:06 (GMT +7)

Doanh nghiệp FDI ấn tượng môi trường kinh doanh Việt Nam

Thứ 3, 05/05/2020 | 15:06:00 [GMT +7] A  A

Tại lễ Báo cáo thường niên Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2019 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức sáng 5/5, TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cho hay: Điều tra PCI năm 2019 cho thấy, chất lượng điều hành kinh tế các địa phương được cải thiện, nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tiếp tục đánh giá tích cực môi trường kinh doanh Việt Nam.

PCI là tiếng nói của khu vực tư nhân về chất lượng điều hành của chính quyền cấp tỉnh.

Báo cáo PCI 2019 được xây dựng trên thông tin phản hồi từ gần 12.500 doanh nghiệp, trong đó có khoảng 11.000 doanh nghiệp dân doanh đang hoạt động tại 63 tỉnh, thành phố và trên 1.500 doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại 21 địa phương tại Việt Nam.

Theo TS Vũ Tiến Lộc, một số chuyển biến rõ nét trong chất lượng điều hành kinh tế các địa phương bao gồm: Mức độ năng động, sáng tạo của chính quyền cấp tỉnh gia tăng; công tác giải quyết vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp có cải thiện; môi trường kinh doanh bình đẳng hơn, các doanh nghiệp gặp thuận lợi hơn trong việc tiếp cận thông tin, thiết chế pháp lý và an ninh trật tự được củng cố; gánh nặng chi phí không chính thức tiếp tục giảm, cải cách hành chính có kết quả tích cực… góp phần tạo ra công văn việc làm, đóng góp ngân sách, tạo ra năng lực cạnh tranh và sự thịnh vượng của Quốc gia.

Điều tra PCI 2019 cho thấy, các doanh nghiệp FDI tiếp tục đánh giá tích cực môi trường kinh doanh Việt Nam. Những cải thiện ấn tượng nhất là lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp, tiếp cận đất đai và cắt giảm chi phí không chính thức, cũng như gánh nặng chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp FDI cũng chia sẻ thêm, Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính liên quan tới giai đoạn hoạt động sau đăng ký, thủ tục xuất nhập khẩu, bảo hiểm xã hội, thuế. Phía doanh nghiệp FDI cũng mong muốn Việt Nam có chiến lược và chính sách hiệu quả để nâng cao chất lượng lao động, đặc biệt là lao động kỹ năng.

Tại lễ công bố, nhiều chuyên gia kinh tế nhận định: Bức tranh toàn cảnh môi trường kinh doanh Việt Nam trở nên tươi sáng hơn. Ở một số chỉ số thành phần của PCI, có tới 70 – 80 % doanh nghiệp bày tỏ sự hài lòng về cách ứng xử của cơ quan công quyền. Niềm tin của doanh nghiệp được tiếp tục khơi dậy. Ở thời điểm giữa năm 2019, khi VCCI tiến hành cuộc khảo sát này, có trên 50% doanh nghiệp trong và ngoài nước cho biết, sẽ mở rộng quy mô kinh doanh trong 2 năm tới. Chỉ riêng trong năm 2019, bình quân mỗi ngày có gần 380 doanh nghiệp được thành lập mới, quy mô vốn đăng ký tăng lên.

VCCI thống kê, mức độ tự động hoá hiện tại và dự kiến tại Việt Nam cao hơn dự đoán. Theo đó, 67% doanh nghiệp chia sẻ đã tự động hoá một phần công việc trong 3 năm qua; 75% doanh nghiệp dự định sẽ tự động hoá các công việc mới trong 3 năm tới. Cả các doanh nghiệp tự nhân trong nước và các doanh nghiệp FDI dự kiến sẽ tự động hoá từ 1/4 đến 1/3 số công việc do con người đang đảm nhiệm hiện nay.

“Tuy nhiên, công nghệ hóa cũng đi kèm nỗi lo bài toán việc làm. Phần lớn kỹ năng của người lao động Việt Nam còn thấp; sự mong manh của các chuỗi cung ứng trước các cuộc chiến tranh thương mại, trước những chuyển động địa chính trị, địa kinh tế trên thế giới, trước dịch bệnh như COVID-19 hay những diễn biến khó lường của biến đổi khí hậu… đang thúc đẩy mạnh mẽ xu hướng tự động hoá và số hoá này. Nếu tiếp tục hỏi doanh nghiệp trong cuộc khảo sát năm nay thì chắc chắn tỷ lệ hướng tới tự động hoá và số hoá còn cao hơn nữa”, ông Vũ Tiến Lộc chia sẻ.

Mặc dù đã có những cải tiện khởi sắc, nhưng theo Chủ tịch VCCI, không gian cải thiện điều hành kinh tế vẫn còn lớn với chính quyền các địa phương, đó là sự minh bạch thông tin đấu thầu, mua sắm công, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt liên quan tới đất đai và giải phóng mặt bằng, thủ tục liên quan tới quy hoạch xây dựng, đô thị và quyết định chủ trương đầu tư… Theo khảo sát, có tới 59% doanh nghiệp có công trình xây dựng trong 2 năm qua vẫn gặp khó khăn trong thủ tục hành chính đất đai, giải phóng mặt bằng, gần tương đương với tỷ lệ 63% doanh nghiệp…

Bài và ảnh: Minh Phương/Báo Tin tức

https://baotintuc.vn/thi-truong-tai-chinh/doanh-nghiep-fdi-an-tuong-moi-truong-kinh-doanh-viet-nam-20200505103942624.htm

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Guest
Đang tải dữ liệu