Thứ Bảy, 02/11/2024 01:29 (GMT +7)

Đón sóng FDI từ đầu năm

Thứ 2, 11/01/2016 | 00:00:00 [GMT +7] A  A

fica-4881441327625

Hình minh họa

Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, ngay trong những ngày đầu tiên của năm 2016 đã có những dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam. Doanh nghiệp nước ngoài “xông đất” năm nay là Công ty TNHH Maple (Singapore) với dự án nhà máy may triển khai tại Khu công nghiệp VSIP Bắc Ninh. Dự án có vốn đầu tư 110 triệu USD, với kế hoạch sản xuất 22 triệu sản phẩm/năm và sẽ đi vào hoạt động vào đầu năm 2018, năm mà theo dự kiến, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực.

Tại TPHCM, hôm 7-1, dự án của Công ty United More SDN.Bhd (Malaysia) đã được Ban quản lý Khu công nghệ cao TPHCM trao giấy chứng nhận đầu tư. Với vốn đầu tư khoảng 21 triệu USD, nhà đầu tư từ Malaysia dự định xây dựng nhà máy Aureumaex Precision Plastics chuyên sản xuất khung màn hình nhựa bóng và vỏ sau nhựa cho các loại TV thông minh, TV LCD và TV LED có độ chính xác cao. Theo các nhà quan sát, United More rõ ràng đang hướng đến mục tiêu trở thành nhà cung cấp cho Tổ hợp Samsung SEHC, vốn đầu tư 2 tỷ USD, dự kiến đi vào hoạt động trong tháng 2-2016 cũng tại Khu công nghệ cao TPHCM…

Triển vọng thu hút FDI trong năm 2016 được coi là còn sáng sủa hơn cả năm 2015 trong bối cảnh hàng loạt hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới tiếp tục được ký kết và có hiệu lực, đặc biệt là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP); mặc dù hơn 23 tỷ USD vốn đăng ký của năm 2015 đã là một con số kỷ lục, trong đó có tới 5 “dự án tỷ USD” được cấp chứng nhận đầu tư mới hoặc tăng vốn, tổng cộng 8,2 tỷ USD, chiếm trên 35% FDI vào Việt Nam cả năm.

Bất chấp việc dự án Lọc hóa dầu Victory Nhơn Hội (Bình Định, có vốn đầu tư dự kiến 22 tỷ USD) hiện đang phải tính toán lại cho phù hợp với biến động giá dầu, các dự án BOT ngành điện với quy mô mỗi dự án đều trên dưới 2 tỷ USD có thể là khoản đặt cược khá chắc chắn cho nhận định nêu trên. Các dự án này đã được nghiên cứu nhiều năm nay và Chính phủ mới đây đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương nhanh chóng xem xét, đẩy nhanh tiến độ triển khai. Kế hoạch đầu tư các dự án tại Quảng Ninh và Đồng Nai của Tập đoàn Amata (Thái Lan) cũng có quy mô vốn lên tới hàng tỷ USD. Cần nói thêm là tên tuổi cũng như uy tín của nhà đầu tư này đã được khẳng định tại Việt Nam.

Thêm vào đó, Hyosung (Hàn Quốc) dự định mở thêm một nhà máy 500 triệu USD và Jabil Circuit (Mỹ) cũng tính đến chuyện bổ sung 500 triệu USD… Đáng nói hơn, tình hình vốn giải ngân có thể tăng từ 10% – 15% trong năm nay; tiếp tục xu hướng tích cực của năm 2015.

ANH THƯ – SGGPO

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Guest
Đang tải dữ liệu