Tất cả chuyên mục
Long An|
30°C
/ 27°C - 33°C
Thứ Sáu, 10/01/2025 02:19 (GMT +7)
Đức Hòa không chủ quan với sốt xuất huyết
Thứ 4, 25/05/2022 | 16:01:56 [GMT +7] A A
Số ca mắc Sốt xuất huyết (SXH) trên địa bàn huyện Đức Hòa được ghi nhận tăng so với cùng kỳ 2021. Do đó, người dân không nên chủ quan, lơ là với bệnh SXH. Mỗi người dân cần chủ động phòng chống SXH bằng những hành động cụ thể nhất là khi mùa mưa bắt đầu.
Theo thống kê của Trung Tâm y tế huyện Đức Hòa, từ đầu năm 2022 giữa tháng 5, huyện ghi nhận 376 ca mắc SXH, tăng so với cùng kỳ năm 2021 là 130 ca. Số ổ dịch SXH ghi nhận là 104 ổ dịch, tăng so với cùng kỳ năm 2021 là 8 ổ dịch. Số ca mắc được ghi nhận trên 20 xã, thị trấn nhưng chủ yếu tập trung ở các xã có khu, cụm công nghiệp và dân nhập cư đông như: Đức Hoà Hạ; Đức Hoà Đông…
SXH xuất hiện quanh năm, tuy nhiên khi mùa mưa bắt đầu, số ca sẽ có dấu hiệu tăng so với các thời điểm khác trong năm. Bởi, nguyên nhân gây bệnh SXH do muỗi Aedes aegypti (Muỗi vằn) mang virut Dengue là trung gian truyền bệnh chính. Mùa mưa là thời điểm có nhiều ao tù, nước đọng là điều kiện thuận lợi muỗi dễ sinh sản, lây truyền dịch bệnh. Hiện tại, bệnh SXH chưa vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ có thể điều trị triệu chứng của bệnh gây ra. Do đó, người dân không nên chủ quan, lơ là với SXH. Cần chủ động, thường xuyên vệ sinh nhà cửa, dọn dẹp, cắt tỉa cây cối quanh nhà, đổ các các hủ, chai lọ đựng nước, đậy kín nấp lu, vại hạn chế muỗi sinh sản. Khi không có lăng quăng sẽ không có SXH.
SXH cũng không phân biệt độ tuổi, không chỉ trẻ em mà người trưởng thành cũng mắc SXH. Từ đầu năm 2022 đến nay, bệnh viện Đa khoa khu vực Hậu Nghĩa, huyện Đức Hòa đã điều trị nội, ngoại trú cho hơn 130 trường hợp mắc SXH, trong đó có gần 100 trường hợp là người lớn và số còn lại là trẻ em..
Toàn huyện ra quân hưởng ứng chiến dịch này, trong đó 5 xã có số ca mắc cao thực hiện chiến dịch diệt lăng quăng là Đức Hòa Đông, Đức Hòa Hạ, Lộc Giang, thị trấn Đức Hòa, thị trấn Hậu Nghĩa. Sau chiến dịch sẽ duy trì và nâng cao ý thức của người dân về các biện pháp phòng chống SXH như diệt lăng quang, diệt muỗi, ngủ mùng… Trong đó, tập trung tuyên truyền ở các đối tượng như học sinh, thầy cô giáo, chủ nhà trọ, công nhân…Đồng thời, đảm bảo xử lý tốt ổ dịch khi được phát hiện; tăng cường sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo huyện cũng như Ban Chỉ đạo xã, thị trấn đối với các ban ngành đoàn thể huyện, xã để có sự phối hợp tốt giữa các ban ngành đoàn thể tại địa phương./.
Nhã Phương
Ý kiến ()