Tất cả chuyên mục
Long An|
30°C
/ 27°C - 33°C
Thứ Sáu, 17/01/2025 00:08 (GMT +7)
Hội phụ nữ tỉnh Long An hổ trợ trang thiết bị sản xuất cho hội viên phụ nữ Cần Đước
Thứ 4, 08/02/2017 | 10:28:00 [GMT +7] A A
Vừa chú trọng đào tạo nghề, hội LHPN huyện Cần Đước còn quan tâm đến việc hổ trợ vốn để hộ hội viên nghèo có điều kiện sản xuất kinh doanh. Chính nhờ nguồn vốn hổ trợ mà những năm qua, Hội đã giúp hàng chục chị em phụ nữ tại Cần Đước thoát nghèo.
Niềm vui của chị em khi được trang thiết bị hỗ trợ
Là người trước đây từng làm công nhân ở Thành phố Hồ Chí Minh nên chị Thủy hiểu được những khó khăn của người đi làm ăn xa. Vì vậy, ngay từ khi thành lập Tổ liên kết may gia công quần áo tại địa phương, chị góp phần giải quyết việc làm cho 13 lao động nữ với mức thu nhập từ 2,5 triệu đến 3,5 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, thu nhập của chị em phụ thuộc vào năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Do đó, việc hổ trợ từ nguồn vốn Đề án 295 của Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam trên 40 triệu đồng giúp trang bị máy cho chị em gia công quần áo để có điều kiện tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, có thêm thu nhập và tạo sự đoàn kết gắn bó giữa hội viên với nhau.
Máy vắt sổ và máy may hỗ trợ sẽ giúp chị em phụ nữ nghèo nâng cao thu nhập
Từ năm 2014, Hội liên hiệp phụ nữ huyện Cần Đước vừa phối hợp dạy nghề cho lao động nữ vừa đề xuất TW Hội LHPN Việt Nam hỗ trợ số tiền trên 100 triệu đồng từ Đề án 295 để mua trang thiết bị cho “Tổ liên kết phụ nữ may gia công” tại xã Phước Vân. Sau hơn 2 năm thực hiện các thành viên Tổ liên kết đã nâng mức thu nhập lên trên 3,5 triệu đồng/tháng, giúp cho 4 hộ nghèo tham gia tổ thoát nghèo, 6 hộ không còn ở ngưỡng nghèo; đồng thời, giải quyết việc làm cho 5 thành viên mới, giúp chị em có thêm một phần chi phí để trang trải việc học hành cho con em và các chi phí khác của gia đình. Từ kết quả trên, nguồn vốn của Trung ương tiếp tục hổ trợ tại Cần Đước, tạo cho chị em phát triển kinh tế gia đình.
Trong năm 2016, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Cần Đước phối hợp tổ chức 18 lớp dạy nghề may gia công, may giày da, trồng lúa, trồng rau… giới thiệu 1.600 chị em vào làm ở các công ty xí nghiệp, duy trì và nhân rộng 46 tổ liên kêt sản xuất. Thông qua những mô hình, những cách làm hiệu quả, các tổ chức hội đã tiếp cận phụ nữ nghèo, ngưỡng nghèo, và đã giúp 65 nữ chủ hộ thoát nghèo, vươn lên khá giả, có cuộc sống ổn định./.
Cẩm Tú-Phan Lắm
Ý kiến ()