Tất cả chuyên mục
Long An|
30°C
/ 27°C - 33°C
Thứ Ba, 04/02/2025 12:03 (GMT +7)
Khảo sát hiệu quả mô hình trồng rau ứng dụng công nghệ cao tại Cần Đước
Thứ 6, 09/03/2018 | 09:13:00 [GMT +7] A A
Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Long An – Phạm Văn Cảnh cùng lãnh đạo huyện Cần Đước khảo sát mô hình trồng rau ứng dụng công nghệ cao tại xã Long Khê huyện Cần Đước.
Tại xã Long Khê, PCT UBND tỉnh Phạm Văn Cảnh gặp gỡ các hộ dân trong vùng Đề án trồng rau ứng dụng công nghệ cao để ghi nhận tâm tư, nguyện vọng cùng những vướng mắc trong quá trình thực hiện vùng rau ứng dụng công nghệ cao. Theo nhiều xã viên tại Hợp tác xã Rau an toàn Mười Hai: khó khăn lớn nhất hiện nay là vốn đầu tư vào nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao khá lớn, việc thu hút doanh nghiệp vào đầu tư còn hạn chế, đặc biệt đầu ra sản phẩm bấp bênh, còn phụ thuộc nhiều vào thương lái…
PCT UBND tỉnh Phạm Văn Cảnh đánh giá cao hoạt động của Hợp tác xã Rau an toàn Mười Hai, đề nghị các ngành chức năng tăng cường thu hút đầu tư, hướng dẫn khoa học kỹ thuật trong trồng trọt, mở rộng thị trường, tăng cường kiểm định an toàn thực phẩm, niêm yết giá cả thị trường, giúp nông dân yên tâm sản xuất, mở rộng diện tích, nâng cao sản lượng, tăng thu nhập. Đặc biệt là ngành chức năng cần hỗ trợ nông dân xây dựng thương hiệu rau Cần Đước đề thâm nhập vào thị trường phục vụ người tiêu dùng.
Kế hoạch đến năm 2020, huyện Cần Đước phát triển 700ha rau màu ứng dụng công nghệ cao, tập trung ở các xã Long Khê, Long Trạch, Long Hòa, Phước Vân. Trong đó, rau ăn lá chiếm 80% diện tích, năng suất bình quân khoảng 18 tấn/ha/vụ, sản lượng khoảng 100 tấn/năm, chủ yếu tiêu thụ tại Thành phố Hồ Chí Minh và các vùng lân cận.
* Cùng ngày, tại xã Tân Chánh huyện Cần Đước, ông Phạm Văn Cảnh – Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Long An- cùng với Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Long An đến khảo sát thực tế mô hình nuôi tôm công nghiệp.
Tại đây, Ông Phạm Văn Cảnh trực tiếp tham quan mô hình, lắng nghe các khó khăn của bà con nông dân trong quá trình nuôi tôm cũng như hoạt động của các tổ hợp tác, đánh giá cao mô hình nuôi tôm công nghiệp mới của các tổ hợp tác.
Báo cáo với đòan, Ông Phạm Văn Kiếu – Tổ trưởng tổ hợp tác ấp Hòa Qưới cho biết: Tổ hợp tác có 4 thành viên, tổng diện tích 30.000m2, mỗi năm nuôi 2 vụ, lãi thu gần 1,5 tỷ đồng, mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, người nuôi tôm còn gặp nhiều khó khăn vì vốn đầu tư lớn, thiếu mạng lưới điện trung thế, giao thông, kênh mương nội đồng còn hạn chế, nguồn nước bị ô nhiễm, chất lượng con giống chưa đạt chuẩn.
Ông Phạm Văn Cảnh đề nghị Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Long an hỗ trợ chính sách thành lập Hợp tác xã, giúp nông dân liên kết sản xuất hiệu quả, chính quyền địa phương theo dõi, có biện pháp hỗ trợ kỹ thuật, tăng cường giám sát, kiểm tra chất lượng con giống, đồng thời, hỗ trợ đầu ra, đầu tư giao thông, thủy lợi, xây dựng mạng lưới điện trung thế tại một số khu vực nuôi trọng điểm, tạo điều kiện thuận lợi phục vụ sản xuất, nâng cao năng suất, tạo ra sản phẩm có giá trị, góp phần phát triển nông nghiệp toàn diện, chất lượng cao và bền vững.
Kim Thoa
Ý kiến ()