Tất cả chuyên mục
Long An|
30°C
/ 27°C - 33°C
Thứ Hai, 20/01/2025 21:49 (GMT +7)
Mộc Hóa:Cần xử lý rơm rạ hiệu quả hơn thay vì đốt đồng
Thứ 6, 08/04/2022 | 15:44:31 [GMT +7] A A
Hiện nay, trên các cánh đồng lúa tại huyện Mộc Hóa đang bước vào giai đoạn thu hoạch vụ Đông Xuân 2021-2022, sau khi cắt lúa xong, hầu hết rơm rạ còn lại trên ruộng nông dân xử lý theo tập quán truyền thống xưa nay là đốt bỏ để làm phân bón lại cho đất. Tuy nhiên điều này không hoàn toàn có lợi mà tiềm ẩn nhiều rủi ro dịch bệnh hại lúa lẫn ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến việc lưu thông của người đi đường.
Đi theo đường tỉnh 817 mùa này dễ bắt gặp cảnh người dân đốt đồng sau thu hoạch, một ít diện tích chủ ruộng bán rơm lại cho thương lái, phần còn lại nông dân phơi rơm 1-2 nắng rồi châm ngòi lửa để đốt tàn dư rơm rạ, sau đó cày ải phơi đất chẩn bị cho vụ màu sau. Những cột khói bốc lên cao giữa trưa, kèm theo gió lớn không chỉ làm các đám cháy lan nhanh, lửa mạnh hơn hơn mà còn đẩy luồng khói bạt vào vệ đường tiềm ẩn nhiều nguy cơ đến việc lưu thông của người dân.
Theo khuyến cáo của các nhà khoa học, khi rơm rạ bị đốt thành tro, các chất hữu cơ trong rơm rạ do nhiệt độ cao đều biến thành các chất vô cơ, làm cho đất ruộng bị chai cứng. Hơn nữa, phần tro than sót lại chỉ có chút ít khoáng như phốt pho, kali, canxi và silic…không giúp ích mấy cho cây trồng. Cũng theo nhiều chuyên gia nông nghiệp, việc đốt rơm rạ ngay trên đồng sẽ làm mất chất dinh dưỡng của đất, làm đất biến chất, chai cứng hơn. Đồng thời, việc đốt đồng còn có tác hại lớn là tiêu diệt nhiều vi sinh vật đất có ích, làm mất cân bằng sinh thái ruộng lúa, lãng phí một lượng oxi trong khí quyển, gây ô nhiễm môi trường, tạo ra hiệu ứng nhà kính.
Vì vậy để canh tác lúa theo hướng an toàn, bền vững, thân thiện môi trường nông dân cần có cách xử lý rơm rạ sau thu hoạch hiệu quả, hợp lý hơn thay vì tập quán đốt đồng thường làm như từ trước đến nay./.
Bé Ngoan
Ý kiến ()