Tất cả chuyên mục
Long An|
30°C
/ 27°C - 33°C
Thứ Sáu, 10/01/2025 15:46 (GMT +7)
Ngành hàng cá tra vùng ĐBSCL hướng đến kinh tế tuần hoàn, giảm phát thải
Thứ 5, 26/10/2023 | 11:05:26 [GMT +7] A A
VOV.VN - Diện tích nuôi cá tra vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện nay khoảng 6.000 ha với sản lượng trên 1,5 triệu tấn và là một trong trong những đối tượng thủy sản nuôi chủ lực phục vụ xuất khẩu. Năm 2022 xuất khẩu của ngành hàng cá tra của Việt Nam đã đạt hơn 2,4 tỷ USD và có mặt tại 140 thị trường trên thế giới.
Để thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm phát thải, ngành hàng cá tra vùng ĐBSCL đang hướng đến sản xuất theo mô hình kinh tế tuần hoàn, áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong chế biến, bảo quản và vận chuyển nhằm nâng cao giá trị kinh tế bền vững của ngành hàng giá trị tỷ USD của vùng ĐBSCL.
Cá tra vùng ĐBSCL được nuôi chủ yếu tại một số tỉnh, thành vùng ĐBSCL như: An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long, Bến Tre. Hiện nay, các địa phương đang đẩy mạnh xây dựng vùng nuôi tập trung, áp dụng các tiêu chuẩn nhằm tạo ra nguồn nguyên liệu chất lượng phục vụ nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.
Mỗi năm ngành hàng cá tra mang về giá trị xuất khẩu hàng tỷ USD, tạo công ăn việc làm cho người lao động, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Bà Phạm Thị Thu Hồng, Phó Tổng thư ký Hiệp hội cá tra Việt Nam cho biết, cá tra được nuôi chủ yếu ở vùng ĐBSCL và nuôi thâm canh trong ao đất bằng thức ăn công nghiệp, quy trình nuôi và quản lý được kiểm soát chặt chẽ theo các quy định và tiêu chuẩn xuất khẩu. Hiện nay, cả nước có trên 100 cơ sở chế biến cá tra với tổng công suất thiết kế ước đạt 1,5 triệu tấn nguyên liệu/năm. Các cơ sở được trang bị máy móc thiết bị và công nghệ hiện đại, đáp ứng tốt các yêu cầu và tiêu chuẩn của thị trường xuất khẩu.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa tận thu được những phụ phẩm từ cá tra để chế biến sâu, làm tăng ô nhiễm nguồn nước và tăng chi phí sản xuất. Ngoài ra, vùng nuôi cá tra chưa tập trung, quy mô nhỏ lẻ, hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi không đồng bộ để đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.
Để ngành cá tra phát triển bền vững cần chú trọng đến bảo vệ môi trường; nghiên cứu đưa ra các giải pháp xử lý chất thải phát sinh trong quá trình nuôi, chế biến cá tra; ứng dụng công nghệ vào sản xuất nhằm giảm chi phí nuôi, giảm phát thải ra môi trường, tăng khả năng cạnh tranh của ngành hàng cá tra.
VOV
Ý kiến ()