Tất cả chuyên mục
Long An|
30°C
/ 27°C - 33°C
Thứ Ba, 05/11/2024 07:19 (GMT +7)
Người dân hành hương đến tri ân Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực
Thứ 2, 14/10/2024 | 11:41:16 [GMT +7] A A
Tại khu vực xung quanh Lễ kỷ niệm 156 năm Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực hy sinh (1868 - 2024), Ban tổ chức đã bố trí các khu vực phục vụ cơm nước miễn phí cho mọi người về thắp hương tri ân. Tình hình an ninh cũng được đảm bảo an toàn cho người dân. Ban Tổ chức cũng tổ chức nhiều hoạt động như triển lãm trưng bày sản phẩm OCOP của địa phương, biểu diễn đờn ca tài tử, thi đấu các trò chơi dân gian, biểu diễn nghệ thuật, … các hoạt động được tổ chức đến hết ngày 14/10 tức ngày 12/9 âm lịch.
Ông Cao Văn Thơ, người dân Cần Thơ chia sẻ: “Từ sự kính nễ ông Nguyễn Trung Trực mà đoàn của chúng tôi đi bằng xe gắn máy từ Kiên Giang lên Tân Trụ rồi về đây dâng hương. Đến quê nhà của ông ở Thạnh Đức, từ cán bộ đến người dân đều rất mến khách vá đón tiếp chúng tôi rất nhiệt tình, chu đáo từ việc giữ xe miễn phí đến việc phục vụ ăn uống, nghỉ ngơi”.
Anh Nguyễn Văn Tèo, Bếp chay Hai Triều (huyện Phú Tân, tỉnh An Giang, cho biết: “Đoàn Bếp chay của chúng tôi có hơn 100 anh chị em từ Kiên Giang lên đây và chia thành 02 đội, phục vụ miễn phí các món như bánh xèo, bún riêu, cháo ở Tân Trụ và Bến Lức,… tất cả xuất phát từ cái tâm và sự ngưỡng mộ, kính trọng ông Nguyễn Trung Trực”.
Nguyễn Trung Trực tên thật là Nguyễn Văn Lịch, sinh năm 1838 tại làng Bình Nhựt, huyện Cửu An, phủ Tân An (nay thuộc xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An). Với lòng yêu nước nồng nàn, người thanh niên dân chài Nguyễn Trung Trực đã tham gia vào lực lượng nghĩa quân của Trương Định hoạt động ở vùng Gò Công. Năm 1861, ông trở thành thủ lĩnh của nghĩa quân khi tuổi đời còn rất trẻ (23 tuổi). Ông lãnh đạo nghĩa quân lập chiến công vang dội, đốt cháy và làm chìm tàu Espérance của quân Pháp trên sông Nhựt Tảo.
Ngày 16/6\/1868, Nguyễn Trung Trực tổ chức đánh úp và làm chủ tại đồn Kiên Giang trong một tuần lễ. Chiến thắng hiển hách, làm quân Pháp bàng hoàng. Sau đó, quân Pháp tập trung lực lượng từ Vĩnh Long kéo về chiếm lại đồn, trấn áp nghĩa quân. Do lực lượng quá chênh lệch, Nguyễn Trung Trực cùng nghĩa quân rút về Hòn Chông, sau đó ra Phú Quốc. Quân Pháp lại đưa quân ra tấn công Phú Quốc, khống chế, khủng bố nhân dân trên đảo, quyết tiêu diệt nghĩa quân. Khi sa vào tay giặc, chúng dùng lời khuyến dụ, mua chuộc nhưng ông không khuất phục. Ông đã khẳng khái nói trước quân thù: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây”...
Hiện nay, Di tích Xóm Nghề tại Ấp 1 xã Thạnh Đức được trùng tu xây dựng khang trang. Và đây cũng trở thành một nơi để bà con đến chiêm bái, vọng ngưỡng người anh hùng hy sinh cho Tổ quốc, thể hiện qua dịp lễ kỷ niệm hay còn gọi là lễ giỗ ông, mỗi năm một đông hơn, trang trọng hơn.
Việt Hằng - Kim Phượng
Ý kiến ()