Thứ Sáu, 15/11/2024 14:26 (GMT +7)

Sản xuất thanh long ứng dụng công nghệ cao

Thứ 5, 31/03/2016 | 00:00:00 [GMT +7] A  A

Nhằm thực hiện đề án Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, sáng nay, 31/3 GĐ Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh – Lê Văn Hoàng chủ trì cuộc họp xác định vùng sản xuất thanh long ứng dụng công nghệ cao tại huyện Châu Thành. Đại diện các Sở, ngành tỉnh cùng lãnh đạo huyện Châu Thành tham dự hội nghị.

SX thanh long ung dung cong nghe caoGĐ Sở NN&PTNT Long An Lê Văn Hoàng chủ trì cuộc họp

Dự kiến vùng sản xuất thanh long ứng dụng cao sẽ triển khai tại 4 xã: Dương Xuân Hội, Long Trì, An Lục Long, Hiệp Thạnh với 2 ngàn ha. Để thực hiện được đề án, thanh long phải đảm bảo các tiêu chí từ chọn giống; quy trình canh tác, chăm sóc, phân bón, chống dịch bệnh; đến bảo quản sau thu hoạch, quy trình quản lý, xây dựng thương hiệu, đăng ký ra nước ngoài…

SX thanh long ung dung cong nghe vcaoPhân loại thanh long xuất khẩu. Ảnh Xuân Quốc

Tại cuộc họp, các đại biểu phân tích về đất đai thổ nhưỡng, nguồn nước tưới cũng như những nguyên nhân, những đề xuất để đảm bảo thanh long đạt tiêu chuẩn công nghệ cao như: cần thành lập thêm nhiều HTX, tổ hợp tác; xây dựng thương hiệu, đăng ký nhãn hiệu hàng hóa; hỗ trợ KHKT về phòng trừ dịch bệnh, trang bị hệ thống tưới, chiếu sáng; tăng cường quảng bá, giới thiệu sản phẩm…

Hiện huyện Châu Thành có 5 HTX thanh long với gần 7 ngàn ha, sau khi trừ các khoản chi phí, nông dân thu lãi từ 300-500 triệu/ha. Việc triển khai Đề án Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cho thanh long nhằm góp phần nâng chuỗi giá trị, gắn kết giữa sản xuất và tiêu thụ cũng như mở rộng thị trường xuất khẩu trên lộ trình hội nhập của cây thanh long Châu Thành trong tương lai.

Đề án Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đây là 1 trong 2 chương trình đột phá của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X nhiệm kỳ 2015 – 2020. Trong đề án này, ngoài vùng sản xuất thanh long ứng dụng công nghệ cao tại Châu Thành, còn triển khai vùng sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao tại 6 huyện Đồng Tháp Mười; vùng sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao tại Tp Tân An, Cần Đước và Cần Giuộc; vùng chăn nuôi bò thịt theo công nghệ Nhật Bản tại 2 huyện Đức Hòa và Đức Huệ.

 

Hồng Xuyến – Xuân Quốc

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Guest
Đang tải dữ liệu