Chủ động sử dụng mạng xã hội
Chiều 18/4, trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn, đại biểu Quốc hội đặt ra nhiều câu hỏi liên quan đến các vấn đề về an ninh thông tin mạng, đặc biệt là các thông tin độc hại trên các trang mạng xã hội nước ngoài hiện này.
Đánh giá về câu hỏi của đại biểu Quốc hội về an ninh thông tin mạng, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cho rằng, đây là vấn đề rất nóng không chỉ Việt Nam và các nước thế giới cũng rất quan tâm.
Xung quanh môi trường mạng xuất hiện một số vấn đề nội cộm gây bức xúc trong dư luận xã hội cũng như: Hành vi tung tin giả, hành vi phát tán tài liệu xấu độc, nhưng phát ngôn thiếu chuẩn mực thậm chí vi phạm pháp luật như nói xấu bất hợp pháp, kích động thù hằn…
Bộ trưởng Bộ TT&TT cho hay, thế giới đang dịch chuyển sang công nghệ thông tin, và đặt ra thách thức mới cho cơ quan quản lý. Mạng xã hội giúp người dùng chia sẻ nhanh chóng thông tin. Chính vì đặc tính siêu việt đó, mà có quốc gia đánh giá mạng xã hội thành quyền lực trong xã hội. Tương lai, mạng xã hội sẽ chiếm lĩnh ưu thế.
Tại Việt Nam, môi trường mạng chia làm hai loại: Báo điện tử, mạng xã hội trong nước được cấp phép hoạt động theo pháp luật Việt Nam. Và mạng xã hội nước ngoài cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam như facebook, youtube…
Số lượng người dùng các trang mạng xã hội nước ngoài rất lớn. Số người dùng ở Việt Nam thuộc hàng cao trên thế giới. Hiện nay Việt Nam có 45 triêu tài khoản facebook, Việt Nam cũng là một trong 10 nước sử dụng Youtube cao nhất thế giới.
Mạng xã hội nhìn chung là sân chơi hữu ích, làm thay đổi tận gốc truyền thông giáo dục. Chúng ta đang hội nhập thì việc sử dụng mạng xã hội là tất yếu. Chúng ta không hạn chế mà chủ động tiếp cận mạng xã hội để phục vụ cho người dân, phát triển đất nước.
Hợp tác quốc tế xử lý thông tin độc hại
Theo Bộ trưởng Trương Minh Tuấn, mạng xã hội như con đường đi, có người tốt, người xấu. Trên mạng xã hội tin tức lan truyền chóng mặt. Không chỉ những người dùng mạng xã hội tiếp nhận thông tin mà thông tin đó lan truyền nhanh đến công sở, đường phố ngay tại các ngõ ngách của xã hội. Tin tốt thì gây hiệu ứng tích cực, tin xấu thì gây hậu quả khôn lường.
Ở nước ta, đối tượng xấu đang tận dụng mạng xã hội để tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước, tung tin sai sự thật, tung tin thật giả lẫn lộn gây hoang mang cho người dân, gây bất an cho xã hội. “Mạng xã hội biến thành chợ búa bị kẻ xấu dùng bôi nhọ người khác. Trên thế giới cũng đang rất đau đầu vấn đề.”, Bộ trưởng Bộ TT&TT cho hay.
Ở Việt Nam vấn đề này cũng khá phổ biến do ý thức, nhận thức pháp luật của một bộ phận cư dân mạng còn kém dẫn đến xã hội bị phơi nhiễm bởi đầy rẫy tin tức khiêu dâm bạc lực, đưa tin thất thiệt. “Đây là chính là vấn đề nghiêm trọng nhất của mạng xã hội hiện nay”, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn nhấn mạnh.
Mạng xã hội có hai nguồn tin chính là từ báo chí điện tử chính thống và nguồn truyền thông xã hội, nó tác động đến xã hội khác nhau.
Qua theo dõi hoạt động, Bộ TT&TT cho thấy, đối với các trang cấp phép hoạt động, phần lớn tuân thủ quy định pháp luật hiện hành. Một số xảy ra sai phạm là do để thành viên của mình chia sẻ, trao đổi thông tin dung tục phản cảm, thông tin sai sự thật.
Đối với trang mạng xã hội nước ngoài vào Việt Nam, ngày càng có tác động lớn đối với người dùng Việt Nam. Trong khi đó những thông tin tiêu cực chủ yếu tồn tại trên mạng xã hội nước ngoài. Vì họ nhận thức rằng nó là ở nước ngoài nên không bị xử lý theo chế tài của Việt Nam.
Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cho biết, gần đây các trang mạng này đã được điều chỉnh bởi quy định pháp luật của Việt Nam. Chúng ta có đủ cơ sở để xử lý theo quy định của Việt Nam, nhưng “con đường” thì được điểu chỉnh bởi luật lệ nước ngoài. Bởi vậy việc mạng xã hội cung cấp thông tin vào Việt Nam không kiểm soát được.
Gần đây Bộ TT&TT có Thông tư 38 quy định cung cấp thông tin công cộng qua biên giới. Chính vì vậy, bước đầu chúng ta đã yêu cầu các trạng mạng xã hội nước ngoài phải gỡ bỏ thông tin theo quy định của Việt Nam.
Số đông tin vào báo chí chính thống
Đối với giải pháp ứng phó với các thông tin xấu, độc trên mạng xã hội, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cho hay, đối phó với tin xấu trên mạng xã hội thì cần tin chính xác trên thông tin báo chí chính thống. Nếu thông tin báo chí chậm không đầy đủ thì họ lên mạng xã hội. “Số đông người dân tin vào báo chí chính thống”, Bộ trưởng khẳng định.
Theo Bộ trưởng, hiện nay Bộ TT&TT rà soát lại hành lang pháp lý để phù hợp với Việt Nam và quốc tế. Đối với trường hợp vi phạm xác định được nhân thân người vi phạm thì xử lý theo quy định của pháp luật.
Với trường hợp không xác định được nhân thân, Bộ yêu cầu các doanh nghiệp nước ngoài gỡ bỏ thông tin vì đã có cơ sở yêu cầu họ phải tuân thủ pháp luật Việt Nam.
Bộ cũng cảnh báo các doanh nghiệp về sản phẩn nổi tiếng của họ bị gắn quảng cáo trên những video clip bịa đặt, phản động bôi nhọ lãnh đạo cấp coo trên youtube và google.
Chính điều này các đại lý quảng cáo lớn của Việt Nam đồng loạt dừng quảng cáo trên google thời gian qua. Từ cơ sở đó, google cũng đã gỡ bỏ các thông tin sai sự thật trên mạng xã hội ở nước ngoài.
Theo Bộ trưởng, thời gian qua chúng phát hiện hơn 2.200 video clip bôi nhọ lãnh đạo. Đến ngày 12/4/2017 đã ngăn chặn hơn 1.299 video clip đồng thời phối hợp xử lý kênh phản động.
Gần đây nhất, Bộ cũng tiếp tục làm việc ngăn chặn gỡ bỏ tin xấu độc trên nền tảng của google. Trong tháng tởi sẽ làm việc tiếp sẽ tiếp tục gỡ bỏ các trang báo mạo danh lãnh đạo Đảng, Nhà nước trên facebook.
Đối với giải pháp kỹ thuật, theo Bộ trưởng đến nay đã yêu cầu các doanh nghiệp nước ngoài tuân thủ pháp luật Việt Nam và đây là giải pháp kỹ thuật then chốt…
Ngoài ra, Bộ cũng triển khai giải pháp hợp tác quốc tế, với doanh nghiệp nước ngoài ngăn chặn thông tin xấu độc vi phạm pháp luật Việt Nam. Bộ đã thiết lập đầu mối với google và facebook sau đó là các doanh nghiệp khác nhằm tăng cường trao đổi kinh nghiệm xử lý các vấn đề này…./.
Ý kiến ()