Tất cả chuyên mục
Long An|
30°C
/ 27°C - 33°C
Thứ Ba, 28/01/2025 09:00 (GMT +7)
Sơ kết công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa gắn với phát triển du lịch
Thứ 7, 10/08/2024 | 12:22:34 [GMT +7] A A
Ngày 09/8/2024, tại khu phức hợp giải trí Khang Thông (Happyland) huyện Bến Lức, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Long An tổ chức hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh theo kế hoạch liên tịch giữa Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Giáo dục và Đào tạo và Tỉnh đoàn Long An.
Thông tin tóm tắt kết quả của thành tựu phát triển du lịch tỉnh nhà, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh - Nguyễn Thành Thanh cho biết với nhiều nỗ lực cố gắng, trong năm 2023, Long An thu hút khoảng 176.000 lượt khách đến tham quan và tham gia lễ hội tại các khu di tích lịch sử - văn hóa. Trong 6 tháng đầu năm 2024 số lượt khách du lịch đến Long An đạt hơn 800.000 lượt, tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ, đạt 62% so kế hoạch, trong đó có 140.000 lượt khách đến tham quan và tham gia lễ hội tại các khu di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh. Riêng đối với Bảo tàng và các di tích lịch sử - văn hóa do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý thu hút khoảng 123 đoàn với 21.148 lượt khách đến tham quan. Tỷ lệ khách là học sinh đạt hơn 58% do các trường học tổ chức cho học sinh tham quan. Nhìn chung, các di tích bước đầu đã được khai thác, sử dụng, phát huy tác dụng trong việc giáo dục truyền thống và tham quan du lịch.
Thảo luận sôi nổi và chia sẻ các cách làm về bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa gắn với phát triển du lịch trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh Đoàn, Hiệp hội du lịch, các doanh nghiệp du lịch, Phòng Văn hóa Thông tin, Phòng Giáo dục và Đào tạo một số đơn vị đã nêu lên nhiều ý tưởng và đề xuất nhằm nâng cao chất lượng công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa gắn với phát triển du lịch, đưa du lịch Long An ngày càng phát triển, có thương hiệu, độc đáo, hấp dẫn và trở thành ngành kinh tế quan trọng mũi nhọn của ngành công nghiệp không khói.
Qua phân tích của các đại biểu và ngành chuyên môn, bên cạnh những kết quả tích cực, dịch vụ tại các khu di tích lịch sử - văn hóa chưa đáp ứng được nhu cầu phục vụ, tham quan và mua sắm của du khách như thiếu quầy giải khát, các mặt hàng lưu niệm còn hạn chế, mẫu mã chưa phong phú, đa dạng, nhà vệ sinh công cộng chưa đảm bảo phục số đông, kết cấu hạ tầng giao thông chưa đồng bộ với việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, chưa kết nối với các điểm tham quan du lịch.
Lê Hạnh
Ý kiến ()