Chủ Nhật, 22/12/2024 18:25 (GMT +7)

“Sống chết” giữ ca trù

Thứ 5, 17/09/2015 | 00:00:00 [GMT +7] A  A

Nghệ nhân dân gian – NSƯT Bạch Vân là cái tên mà những người yêu ca trù và những người gắn bó với ca trù không thể không biết. Đã 25 năm nay, cùng với những thành viên trong CLB Ca trù của mình, chị đã “sống chết” để giữ loại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc vùng đồng bằng Bắc Bộ này.

Như chia sẻ của NSƯT Bạch Vân, ca trù là bộ môn nghệ truyền thống rất lâu đời của người Việt ở vùng Bắc Trung Bộ và đồng bằng trung du Bắc Bộ, với nhiều tên gọi khác nhau: Hát nhà trò, ả đào, hát nhà tơ, hát gõ, hát thẻ, hát cô đầu.. gắn với những giai đoạn lịch sử nhất định. Lối hát này cũng trải qua những bước thăng trầm của lịch sử với những không gian diễn xướng rất phong phú và đa dạng: Hát cửa quyền trong cung vua những dịp đại lễ của triều đình phong kiến Việt Nam như chúc thọ nhà vua, hoàng hậu, tiếp đãi sứ thần nước ngoài; hát cửa đình, hát ở dinh quan và nhà dân. Nhưng do sự “thoái hóa” và lạm dụng ca trù (ả đào) trong thời gian cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, nên loại hình nghệ thuật này đã bị chính công chúng ruồng bỏ và mai một.

NSƯT Bạch Vân hướng dẫn một du khách nước ngoài trong một buổi biểu diễn ca trù.

Năm 1976, Giáo sư Trần Văn Khê ở Pháp về có thu âm giọng hát của bà Quách Thị Hồ, ông Đinh Khắc Ban để tham dự cuộc thi băng từ ở Pháp và Tiệp Khắc đạt giải cao nhất; sau đó với sự cố gắng của một số cá nhân và tổ chức nói chuyện, dạy ngắn ngày cho một vài người nhưng xã hội vẫn nhìn nhận nặng nề.
Trước thực tế các nghệ nhân người còn, kẻ mất, năm 1990, nghệ nhân Lê Thị Bạch Vân – cán bộ Sở văn hóa – Thông tin Hà Nội, đã thuyết phục một số nghệ nhân, người hiểu biết, tâm huyết, họp và đề xuất sáng kiến thành lập tổ chức nghệ thuật bác học này trong một sinh hoạt quần chúng tự nguyện cùng sở thích, đặt tên là Câu lạc bộ Ca trù Hà Nội, do chị làm chủ nhiệm. Việc làm này của nghệ nhân Bạch Vân đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của các nghệ nhân, tuy nhiên, cũng không ít người né tránh khi được nghệ nhân Bạch Vân tìm đến thuyết phục trở lại với ca trù. Ngay cả NSND Quách Thị Hồ, NSƯT Nguyễn Thị Phúc và các nghệ nhân Chu Văn Du, Phó Đình Kì, Đinh Khắc Ban, Phó Thị Kim Đức… cũng nhất quyết không nhận lời. Hành trình để thuyết phục các nghệ nhân thật sự là vất vả.
Năm 1991, CLB Ca trù Hà Nội chính thức ra mắt, trở thành CLB Ca trù đầu tiên ở Việt Nam, để giới thiệu, quảng bá giá trị nghệ thuật độc đáo với khán giả trong nước và quốc tế; gióng tiếng chuông báo động về nguy cơ biến mất của nó. CLB mở cửa chào đón tất cả mọi người già trẻ, trai gái, nghành nghề… đến thưởng thức. Vì mục đích bảo tồn và phát triển nên không bán vé, chỉ hưởng theo tiền thưởng.
TTXVN

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Guest
Đang tải dữ liệu