Thứ Hai, 27/01/2025 11:09 (GMT +7)

Long An: Kết quả phát triển Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao còn khá chậm

Thứ 3, 19/09/2017 | 16:37:00 [GMT +7] A  A

Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến Ban chỉ đạo Chương trình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp diễn ra sáng nay, ngày 19.9, Bí thư tỉnh ủy Phạm Văn Rạnh cho rằng: tiến độ và kết quả thực hiện chương trình còn khá chậm so với yêu cầu đặt ra và cũng chưa có một mô hình hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao nào thật sự nổi bật. Cùng tham dự hội nghị có Phó chủ tịch UBND tỉnh Phạm Văn Cảnh.

Quang cảnh hội nghị

Tại hội nghị, các sở, ngành, các địa phương trong vùng dự án đã phân tích làm rõ nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại làm “trì trệ” quá trình thực hiện dự án ứng dụng công nghệ cao trên 3 cây và 1 con. Cụ thể là do: Kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp vẫn chưa đáp ứng yêu cầu; Việc phát triển kinh tế tập thể còn nhiều khó khăn, bất cập trong chính sách hỗ trợ, tiếp cận vốn vay. Thậm chí, hoạt động của các hợp tác xã chưa thật sự hiệu quả và thu hút được hội viên. Còn đối với các mô hình trình diễn mang lại kết quả khả quan thì lại không thể nhân rộng do tỷ lệ vốn đối ứng của người dân trong các mô hình còn cao.

Để tháo gỡ khó khăn cho các địa phương, thúc đẩy chương trình ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp có bước phát triển rõ nét trong thời gian tới, Bí thư tỉnh ủy – Phạm Văn Rạnh – đặt ra yêu cầu cụ thể và cấp bách đối với từng ngành, địa phương. Trong đó, Sở Tài nguyên và môi trường sớm có giải pháp thu gom, xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật và triển khai mô hình thí điểm tại huyện Cần Giuộc. Đối với sở công thương, khẩn trương thực hiện kế hoạch đầu tư lưới điện đáp ứng nhu cầu sản xuất, nhất là vùng Đồng Tháp Mười. Bên cạnh đó, các địa phương phải tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất của các vùng chuyên canh hiện có. Một nội dung quan trọng mà Bí thư tỉnh ủy nhấn mạnh trong phát biểu chỉ đạo đó là: tất cả các ngành, địa phương liên quan cần tích cực kêu gọi doanh nghiệp đầu tư hoặc bao tiêu sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh với giá cả hợp lý; đồng thời làm đầu mối xử lý mối quan hệ giữa doanh nghiệp và nông dân sao cho hài hòa, đôi bên cùng có lợi có như vậy mới nâng cao được giá trị tăng thêm cho nông dân khi thực hiện chương trình./.

Duy Huệ – Hùng Anh

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Guest
Đang tải dữ liệu